您现在的位置是:88Point > Cúp C2

【barito putera vs】Niềm vui mùa lũ

88Point2025-01-24 22:17:58【Cúp C2】3人已围观

简介Mùa lũ năm nay về sớm, bà con nông dân vô cùng phấn khởi bởi barito putera vs

Mùa lũ năm nay về sớm,ềmvuimalũbarito putera vs bà con nông dân vô cùng phấn khởi bởi đồng ruộng có thêm phù sa bồi đắp, người nghèo cũng có cơ hội mưu sinh kiếm thêm thu nhập bằng nghề câu, lưới.

Sát thủ chuột đồng Bảy Đời đang thu hoạch “chiến lợi phẩm” chuột đồng.

Thời tiết những ngày đầu tháng 9 âm lịch cũng dần chuyển sang nắng ít mưa nhiều nên đi khắp vùng quê của huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp… đâu đâu cũng thấy đồng ruộng một màu trắng xóa mênh mông nước. Đây cũng là cơ hội để người dân kiếm thêm thu nhập từ nghề sản xuất ngư lưới cụ, lọp lờ, chăn nuôi thủy sản… Riêng đối với hộ nghèo, họ coi đây là mùa “kiếm sống” nhờ đánh bắt được nhiều cá, cua, lươn, rắn, chuột đồng, hay hái được nhiều rau đồng như bông điên điển, bông súng, hẹ nước, rau dừa… để bán.

Cơn mưa chiều vừa tạnh, cũng là lúc vợ chồng anh Mừng (Nguyễn Văn Mừng), ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, gỡ xong con cá mắc lưới cuối cùng sau mấy giờ giăng. Nhìn khoang xuồng đầy cá, anh Mừng nói như khoe: “Bữa nay kiếm bộn, chắc ăn là bán được ít nhất cũng vài trăm ngàn đồng, chứ không ít”. Đây cũng là chiến lợi phẩm của vợ chồng anh sau một ngày dầm mưa, đội nắng. Đưa đôi bàn tay móp tái vì lạnh, anh Mừng nói với tôi con cái thì đông, nhà không ruộng đất, nghề giăng câu, thả lưới đã trở nên quen thuộc của vợ chồng anh suốt mấy mươi mùa nước nổi. Năm nay, nhờ có nước lũ về sớm, cá trên ruộng cũng nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái nên người dân Hậu Giang ai thấy cũng mừng. Bởi mùa nước nổi không chỉ mang đến cho họ nhiều cơ hội mưu sinh bằng nghề câu lưới, lọp lờ, đánh bắt cá cua, tôm tép, mà lũ còn mang theo lượng lớn phù sa vun bồi cho đồng ruộng, hứa hẹn cho bà con nông dân mùa vụ năm nay sẽ bội thu.

Xoa đôi bàn tay vào nhau để xua tan cái lạnh, lão nông Bảy Đời, ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, có biệt danh “sát thủ” chuột đồng với nghề đặt bẫy thò tay vào cái rập chì bắt con chuột đồng vàng nghính bỏ vào bao. Ông Bảy Đời nhìn dòng nước lũ từ kênh xáng Xà No cuồn cuộn tràn vào kênh rạch, ông khoái chí cười hăng hắc nói lâu lắm rồi mới có được mùa lũ đẹp như thế này. Ông cho rằng nước về thì tôm cá cũng về theo, cho nên trên khắp cánh đồng ngập nước đã có rất đông những người mưu sinh làm nghề đánh bắt. Còn với những người chuyên sống nghề đặt bẫy chuột bằng rập chì như ông cũng thấy phấn khởi, bởi mực nước càng dâng cao thì chuột đồng càng bị “chiếm dụng” nơi ẩn náu. Chuột bị nước lũ xua đuổi chạy lên các gò cao để trú ngụ, đây là điều kiện thuận lợi cho người làm nghề bẫy chuột bắt được nhiều chuột, bán được nhiều tiền. Ông Đời chia sẻ: “Chỉ có 200 cái rập chì, vậy mà mỗi đêm tôi bắt được từ 5-10kg chuột đồng. Mối lái cân xô với giá 40.000-50.000 đồng/kg, tính ra mỗi đêm cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng, đủ tiền để gia đình tiêu xài trong năm”.

Những ngày này, đi dọc theo tuyến Quốc lộ 61C (đường nối Vị Thanh - Cần Thơ) chắc ai cũng nhận ra có rất nhiều cái chợ “chòm hổm” mọc ven đường. Mỗi nhóm 3-4 người bày bán các loại sản vật của mùa nước nổi do người dân khai thác được như cá rô, cá lóc, chuột đồng, rắn, lươn, bông điên điển, bông súng, hẹ nước, ngó sen, hạt sen... Thấy tôi dừng xe tần ngần dòm ngó, chị Út Lý, nhà ở gần cầu kênh Bốn Thước, thuộc xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, mời tôi mua mớ rau đồng rồi chị ra giá cá lóc đồng cỡ 4-5 con/kg giá 50.000 đồng/kg, nhỏ hơn thì 40.000 đồng. Cá sặc, cá rô 25.000-30.000 đồng/kg, rau muống đồng, bông súng đồng trắng (bông súng ma) 2.000 đồng/lọn 5 cọng, bông điên điển thì 25.000 đồng/kg… Chỉ mới vài giờ mà chị Lý đã bán hết mớ bông súng và luôn cả thao bông điên điển của mình. Người mua là khách vãng lai, họ cho rằng những thứ rau đồng này là đặc sản miền Tây mùa nước nổi mới có, không chỉ ngon mà còn rẻ và thuộc nhóm rau sạch dễ dùng. Cầm sắp tiền trên tay lật qua đếm lại được hơn 100.000 đồng, chị Lý miệng cười toe toét nói: “Của trời cho không vốn mà. Mùa này là mùa bông súng, rau muống, hẹ nước mọc đầy trên ruộng. Chỉ tốn công, chịu khó sáng sớm chống xuồng ra ruộng hái thì cũng kiếm được 50.000-70.000 đồng, có khi 100.000 đồng/ngày cũng có”.

Là người dân quê có nhiều kinh nghiệm hái rau đồng vào mùa lũ hàng năm nên chị Lý biết rõ đặc tính của từng loại rau đồng trong mùa nước nổi. Chị cho biết bông súng ma có sức sống mãnh liệt, chỉ chờ con nước lũ tràn đồng là những hạt mầm ẩn trong lớp đất sinh sôi phát triển trồi lên. Nước dâng tới đâu, cọng bông súng mọc cao theo tới đó. Loài rau đồng hoang dại này cũng là nguồn mưu sinh giúp rất nhiều hộ gia đình nghèo có thể ổn định cuộc sống suốt mấy tháng mùa nước nổi.

Bài, ảnh: QUANG HẢI

很赞哦!(31289)