Tham dự Lễ công bố,ôngnhậndoanhnghiệpưutiênđốivớiIntelvàbảng xếp hạng bóng đá cộng hòa séc về phía Tổng cục Hải quan có Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Công Bình, cùng đại diện lãnh đạo một số vụ, cục thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan. Khách mời tham dự buổi lễ có bà Susanna Jacquelin - Tham tán Đại sứ quán Phần Lan, bà MaryBeth Turner – Phó trưởng Phòng Kinh tế Đại sứ quán Hoa Kỳ, cùng đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp và ban lãnh đạo Công ty TNHH Intel Products Việt Nam và Công ty TNHH Nokia.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Công Bình cho biết, lợi ích trước mắt của chế độ này là dành nhiều thuận lợi, ưu tiên đặc biệt, vượt trội cho DN đủ điều kiện, qua đó mang lại những lợi ích to lớn, thiết thực cho DN như: giảm nhiều thủ tục hải quan; được thông quan hàng hóa nhanh chóng; tiết kiệm thời giam, giảm chi phí; được Nhà nước vinh danh, nâng uy tín, thương hiệu của DN.
Phó Tổng cục trưởng TCHQ Nguyễn Công Bình trao Quyết định công nhận DNƯT cho Công ty TNHH Intel Products Việt Nam. |
Tuy nhiên, lợi ích chiến lược mà DN sẽ được hưởng là khi Việt Nam ký kết hiệp định công nhận lẫn nhau về DNƯT với cơ quan Hải quan các nước thì DN Việt Nam không những được hưởng chế độ ưu tiên tại nước mình mà còn được hưởng chế độ ưu tiên ở các nước mà Việt Nam ký kết.
Trên thế giới đã có 48 nước vận dụng khung tiêu chuẩn về DN được ủy quyền (AEO). Cùng với xu hướng trên là xu hướng cơ quan Hải quan các nước đối tác công nhận lẫn nhau việc dành các ưu tiên trên cho DN. Theo đó, một số DN được hải quan nước XK công nhận là DN được ưu tiên thì Hải quan nước NK mặc nhiên thừa nhận và áp dụng các ưu tiên đó cho hàng hóa của DN khi NK vào nước mình. Tại Việt Nam, trong số trên 40.000 DN có hoạt động kinh doanh XNK, Tổng cục Hải quan đã công nhận được 14 DNƯT. Đây đều là những DN được đánh giá là tuân thủ tốt pháp luật và có quy trình kiểm soát hiện đại có yêu cầu đặc biệt về quy trình sản xuất và quản lý sản phẩm. |
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Công Bình cũng cho biết, công tác cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phương thức quản lý Nhà nước, hội nhập quốc tế là những chủ trưởng lớn có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Thực hiện chủ trương đó, trong những năm qua ngành Tài chính nói chung, ngành Hải quan nói riêng đã nghiên cứu, áp dụng nhiều giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đặc biệt giải pháp cải cách hành chính cần đón đầu, tận dụng được xu hướng của thế giới là hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước và đối tượng quản lý để tạo được hiệu quả cải cách cộng hưởng.
Hiện nay, cùng với xu hướng chung của hải quan thế giới, đồng thời khắc phục các bất cập của phương thức quản lý hiện hành, Tổng cục Hải quan nghiên cứu xây dựng một chế độ quản lý mới- chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với DN đủ điều kiện. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 63/2011/TT-BTC và Thông tư 105/2011/TT-BTC áp dụng thí điểm chế độ này.
Mặc dù chế độ ưu tiên rất cao, nhưng theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Công Bình, điều kiện để được công nhận là DNƯT cũng rất khắt khe, đặc biệt là yêu cầu về tuân thủ pháp luật. DN được áp dụng chế độ này phải là DN được cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đánh giá chấp hành tốt pháp luật và có cơ sở để tin rằng DN tiếp tục chấp hành tốt pháp luật trong tương lai.
Một điều kiện quan trọng nữa, đây phải là những DN XNK hàng đầu trong từng lĩnh vực, có đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Bà Sherry S Boger – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Intel Products Việt Nam – DN thứ 13 được công nhận là DNƯT phát biểu ghi nhận, đây là sự quan tâm lớn của Hải quan Việt Nam trong việc hỗ trợ Intel cũng như các DN nói chung trong hoạt động XNK tại Việt Nam.
“Quyết định này là sự ghi nhận đặc biệt của Hải quan Việt Nam đối với Intel, thể hiện sự tin cậy giữa hai bên. Chúng tôi cam kết là công ty gương mẫu tự khai tự chịu trách nhiệm trong khai báo hải quan”- bà Sherry S Boger nhấn mạnh.
Ông Ivan Herd- Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nokia cho rằng, quyết định công nhận DNƯT là niềm vinh dự và tự hào của công ty. Việc được Tổng cục Hải quan công nhận là DNƯT giúp công việc của Nokia dễ dàng và thuận lợi hơn trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, danh hiệu này cũng tạo thêm uy tín cho Nokia khi làm việc với Hải quan các nước khác.
Ngọc Linh - Quang Tấn