您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【kết quả tỷ số ac milan】Chính sách tài chính phải theo sát “hơi thở” của người dân và DN

88Point2025-01-25 10:15:45【Cúp C1】0人已围观

简介Thủ tục hành chính thuế được niêm yết công khai để người dân và DN dễ dàng tiếp cận. (Ảnh: T.Hằng) kết quả tỷ số ac milan

chinh sach tai chinh phai theo sat hoi tho cua nguoi dan va dn

Thủ tục hành chính thuế được niêm yết công khai để người dân và DN dễ dàng tiếp cận. (Ảnh: T.Hằng)

Loại bỏ quy trình gây khó DN

Ông Đinh Trung Tụng,ínhsáchtàichínhphảitheosáthơithởcủangườidânvàkết quả tỷ số ac milan Thứ trưởng Bộ Tư Pháp:

Dám đối diện với yêu cầu cải cách
Bộ Tài chính là Bộ đầu tiên thực hiện chấm điểm cải cách hành chính của các đơn vị thuộc Bộ năm 2015. Theo đó, các tiêu chí chấm điểm cải cách đã bao quát đầy đủ từ công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của đơn vị; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính của đơn vị; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC; Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp thuộc đơn vị; Hiện đại hóa hành chính.

Tôi rất mừng khi thấy một số lĩnh vực như: Chứng khoán, hải quan, thuế… những lĩnh vực thường xuyên động chạm đến lợi ích của người dân và DN nhưng được xếp hạng trong top đầu về cải cách. Sự quyết liệt này đã tạo niềm tin trong cộng đồng DN. Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập, tạo môi trường cạnh tranh cho cộng đồng DN thì Bộ Tài chính cần kiểm soát sát hơn, chặt chẽ hơn làm sao các quy định ngày càng đơn giản hóa để tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân và DN thực hiện nghĩa vụ của mình.

T.H (thực hiện)

Tính đến thời điểm hiện nay, trong lĩnh vực Thuế đã cắt giảm được 420 giờ thực hiện thủ tục hành chính thuế, hiện chỉ còn 117 giờ. Trong lĩnh vực Hải quan đã triển khai thủ tục hải quan điện tử tại tất cả các đơn vị Hải quan trong toàn quốc, chính thức thực hiện cổng thanh toán điện tử tại 34/34 Cục Hải quan, triển khai thành công Hệ thống VNACCS/VCIS và giảm thời gian thông quan hàng hóa đối với luồng Xanh chỉ còn 3 giây, triển khai Cơ chế hải quan một cửa Quốc gia tại 9 cảng biển với sự tham gia của 5 Bộ để cắt giảm chi phí và thời gian cho việc thực hiện các thủ tục hành chính về XNK hàng hóa của DN.

“Đây là nỗ lực lớn của ngành Tài chính. Điều này đã được thể hiện trong kết quả đánh giá xếp hạng cải cách hành chính do Bộ Nội vụ công bố. Chỉ số xếp hạng của Bộ Tài chính tăng dần qua các năm, năm 2012 đứng thứ 8/19 bộ, ngành; năm 2013 đứng thứ 4/19 bộ, ngành; năm 2014 đứng thứ 2/19 bộ, ngành. Điểm nhấn trong công tác này là kết quả thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ, trong đó thủ tục hành chính thuế, hải quan được cải cách toàn diện, công tác hiện đại hóa được đẩy mạnh, trách nhiệm của công chức trong thực thi công chức từng bước được nâng lên”- Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Đinh Trung Tụng đánh giá tại buổi công bố kết quả chấm điểm chỉ số cải cách hành chính các đơn vị thuộc ngànhTài chính cuối tuần qua.

Ông Đinh Trung Tụng kỳ vọng kết quả đánh giá năm 2015, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nằm trong top đầu của các bộ, ngành.

Nhiều lãnh đạo các đơn vị thuộc ngành Tài chính cũng bày tỏ trăn trở, mong muốn các giải pháp cải cách, phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thực sự lan tỏa đến cơ sở. Song hành với đó là đội ngũ cán bộ công chức nâng cao kỷ cương, đạo đức khi thực thi công vụ để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Lấy ví dụ như trong lĩnh vực thuế, theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phi Vân Tuấn, các giải pháp cải cách bắt đầu từ việc tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy chế để nhanh chóng đưa nội dung cải cách thủ tục hành chính thuế đi vào cuộc sống.

“Kết quả sau khi rà soát đối với 70 quy trình, quy chế, đã ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung đối với 44 quy trình, quy chế. Đã trình Bộ Tài chính cắt giảm 63 thủ tục hành chính, đơn giản hoá 50 thủ tục. Như vậy sau khi rà soát, đến thời điểm báo cáo, lĩnh vực thuế còn 385 TTHC, bao gồm: Cấp Tổng cục là 14, cấp Cục Thuế là 208, cấp Chi cục Thuế là 163… Số DN khai, nộp thuế điện tử cũng đạt trên 95%”- ông Phi Vân Tuấn cho biết.

Nhiệm vụ đối với ngành Thuế, Hải quan là phải đảm bảo mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết 19 của Chính phủ về môi trường kinh doanh đạt tối thiểu bằng trung bình của nhóm nước ASEAN-4 trong năm 2016. Cụ thể, trong lĩnh vực thuế đảm bảo 3 tiêu chí theo thông lệ quốc tế: Bảo đảm 100% hồ sơ hoàn thuế được kiểm tra và 100% hồ sơ khiếu nại của người nộp thuế được giải quyết đúng thời gian quy định của pháp luật; Công khai, minh bạch các quy trình thanh tra, giải quyết khiếu nại và hoàn thuế.

Trong lĩnh vực Hải quan, tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo kết nối thông tin giữa các Bộ, cơ quan và đơn vị quản lý chuyên ngành với Tổng cục Hải quan và Cổng thông tin một cửa quốc gia; Mở rộng điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung trong thông quan hàng hóa XNK…

“Những yêu cầu mới này, đòi hỏi ngành Thuế, Hải quan không ngừng đổi mới về cải cách thủ tục, về tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế, hải quan”- ông Đinh Trung Tụng nhận xét.

Chính sách phải dài hơi

Theo tính toán của Thứ trưởng Trương Chí Trung, bình quân một năm riêng các văn bản luật, nghị quyết, Bộ Tài chính chủ trì xây dựng từ 5 đến 6 văn bản; Nghị định Chính phủ cũng ít nhất 40; Thông tư ít nhất từ 200 đến 250.

“Khối lượng xây dựng văn bản pháp luật nhiều khủng khiếp. Đó là chưa kể việc Bộ Tài chính tham gia ký kết các văn bản với bộ, ngành liên quan”- Thứ trưởng Trương Chí Trung nói.

Chỉ tính trong 5 năm trở lại đây (2011-2015), Bộ Tài chính đã chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua 16 Luật, 4 nghị quyết của Quốc hội, 3 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 99 Nghị định của Chính phủ, 109 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền 1.099 Thông tư, Thông tư liên tịch.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Trương Chí Trung, các văn bản quy phạm pháp luật tài chính được ban hành kịp thời đã tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội, đối phó linh hoạt các thách thức do khủng hoảng và suy thoái kinh tế, góp phần khơi thông các nguồn lực và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội, các cân đối lớn về tài chính ngân sách, kiềm chế lạm phát, tiếp cận thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập và góp phần hiện đại hóa quản lý tài chính.

Theo Thứ trưởng Trương Chí Trung, ngay khi nhậm chức, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục khẳng định sẽ có nhiều giải pháp mạnh mẽ trong công tác cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo mọi thuận lợi cho người dân và DN. Vì vậy, bắt buộc ngành Tài chính phải đổi mới trong việc xây dựng chính sách.

“Việc xây dựng các văn bản pháp luật tài chính phải đảm bảo 2 tiêu chí. Thứ nhất, chính sách đáp ứng sự cần thiết, mục tiêu, yêu cầu phải ban hành. Thứ hai, phải đánh giá tác động của chính sách, trong đó cần làm rõ tác động tích cực, tiêu cực đối với các đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của chính sách, Nhà nước, người dân và DN”- Thứ trưởng Trương Chí Trung nói.

Đó cũng là lý do Bộ Tài chính đã tiên phong xây dựng Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tài chính. Theo nhận xét của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng, đây được xem là sáng tạo của Ngành nhằm nâng cao tính thực thi văn bản pháp luật vì đối tượng điều chỉnh các chính sách tài chính rất lớn, không chỉ trong nước mà mang tính quốc tế.

“Quy chế này sẽ là quy chuẩn giúp cho Bộ Tài chính nâng cao chất lượng, tiến độ chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong các năm tới, cũng như dễ dàng rà soát, đánh giá để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực tài chính để kịp thời hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước hướng tới mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, DN...”- Thứ trưởng Đinh Trung Tụng nói.

很赞哦!(59758)