【nhận định nhật bản hôm nay】Sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại nhà
Trong khi nhiều nông dân đang gặp khó khăn vì giá phân bón tăng cao thì các thành viên HTX Công nghệ cao Phước Điền vẫn yên tâm sản xuất bởi họ có thể ủ phân hữu cơ vi sinh tại nhà bằng các nguyên liệu sẵn có.
Cách đây hơn 10 năm,ảnxuấtphânhữucơvisinhtạinhànhận định nhật bản hôm nay Phó Giám đốc HTX Công nghệ cao Phước Điền - Thái Thanh Hòa được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện tập huấn, hướng dẫn cách ủ phân hữu cơ vi sinh tại nhà. Sau khi được hướng dẫn, ông bắt tay vào thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực. Ông Hòa bộc bạch: “Hiện gia đình trồng 5.000m2 rau. Tất cả diện tích này đều sử dụng phân bón hữu cơ và men vi sinh để bón lót. Cách ủ phân hữu cơ của gia đình rất đơn giản, nguyên liệu chủ yếu gồm phân dơi, đạm urê, phân lân, nước sạch,... trong đó, phân dơi là nguyên liệu chính. Tiếp theo, đem tất cả nguyên liệu trộn đều với nhau và dùng keo su đậy kín lại. Khoảng 10 ngày, tôi mở ra xem, trường hợp phân khô thì tưới nước thêm, còn ẩm thì phải tiến hành ủ lại. Thông thường, phân hữu cơ ủ khoảng 2 tháng là có thể sử dụng được, tuy nhiên phân hữu cơ càng ủ lâu thì chất lượng càng tốt”.
Ông Thái Thanh Hòa tự ủ phân hữu cơ vi sinh tại nhà
Tương tự trường hợp của ông Hòa, ông Nguyễn Tấn Thành (thành viên HTX) cũng tự ủ phân hữu cơ vi sinh tại nhà để trồng rau. Cách ủ phân hữu cơ vi sinh của ông Thành có phần khác với cách ủ phân hữu cơ vi sinh của ông Hòa. Cụ thể, ông đầu tư một bể xi măng, trải một lớp phân bò rồi tưới một lớp phân urê, phân lân, thao tác này được lặp đi, lặp lại cho đến khi đầy bể xi măng. Ông Thành chia sẻ: “Một năm tôi chỉ ủ phân một lần với khoảng 800kg phân hữu cơ sử dụng cho 4.000m2 trồng rau. Chi phí ủ phân hữu cơ vi sinh tại nhà chỉ khoảng 2 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với mua phân hữu cơ bên ngoài. Quan trọng hơn, phân hữu cơ vi sinh tự ủ mình biết được nguồn gốc nguyên liệu; đồng thời, chất lượng so với phân hữu cơ bên ngoài cũng tốt hơn rất nhiều. Điều này giúp gia đình giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận trên cùng diện tích canh tác, hướng đến sản xuất rau theo hướng an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường”.