【kqbđ nha】Măng ngâm hóa chất độc hại: 1 thìa phụ gia cho 1 tấn măng vàng tươi
Theăngngâmhóachấtđộchạithìaphụgiachotấnmăngvàngtươkqbđ nhao những tin tức mới nhất trên báo Dân Trí, ngày 15/1, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an TP. HCM kiểm tra, phát hiện cơ sở chế biến măng Tùng Hương số 7/3B đường Nguyễn Thị Sóc (xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn) do bà Nguyễn Thị Hồng (41 tuổi) làm chủ có hành vi sử dụng hóa chất phụ gia.
Cơ sở sản xuất măng ngâm hóa chất độc hại tại TP. HCM bị lực lượng chức năng phát hiện. Ảnh Dân Trí
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện khoảng 7 tấn măng tươi, trong đó có hơn 300kg măng ngâm hóa chất. Bà Hồng khai nhận đã mua hóa chất phụ gia tạo màu vàng để "phù phép" măng tươi cho đẹp mắt.
Cơ quan chức năng xác định, các công nhân tại đây sử dụng một muỗng nhỏ để tạo màu vàng cho khoảng 1 tấn măng tươi ở công đoạn sau khi luộc chín. Loại măng được bà Hồng nhập về có màu trắng đục, sau 5 giờ ngâm trong hóa chất phụ gia, măng chuyển sang màu vàng tươi rồi được chuyển đến các điểm tiêu thụ.
Hiện Cơ quan công an đã yêu cầu bà Hồng ngưng bán các sản phẩm măng ngâm hóa chất ra thị trường, đồng thời lấy mẫu nước ngâm măng và nước thải ra môi trường tại cơ sở này để giám định mức nguy hại.
Số măng ngâm hóa chất chuẩn bị đem đến các điểm tiêu thụ bị lực lượng chức năng giữ lại. Ảnh Dân Trí
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên cơ quan chức năng bắt quả tang cơ sở sản xuất măng ngâm hóa chất độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Vào cuối tháng 5/2015, dư luận từng xôn xao trước vụ việc Công an tỉnh Bình Thuận đã bắt quả tang cơ sở chế biến thực phẩm bẩn, chuyên dùng hóa chất để biến măng thối, măng mốc thành măng đặc sản.
Đó là cơ sở Dương Lập do bà Dương Thị Lập (ở Hàm Trí, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) làm chủ. Điều nguy hại là không chỉ tiêu thụ ở Bình Thuận mà từ đây hàng loạt măng độc hại được tuồn ra thị trường tới nhiều tỉnh thành khác.
Đặc biệt lượng hóa chất mà cơ sở Dương Lập đã dùng để chế biến và sơ chế măng là rất nguy hiểm. Măng sau khi ngâm bằng hóa chất thì trở nên mền, dẻo nên được nhiều nhà hàng ưa chuộng và mua về với số lượng không nhỏ. Loại măng ngâm hóa chất độc hại này sau đó được phân phối đi hàng trăm cơ sở buôn bán lẻ trên địa bàn khắp tỉnh Bình Thuận và một số địa bàn lân cận, theo thông tin trên báo An Ninh Thủ Đô.
Bà Lập (bên phải) cùng lượng măng ngâm hóa chất bị lực lượng chức năng Bình Thuận bắt giữ. Ảnh ANTĐ
Trước tình trạng măng thối, măng ngâm hóa chất tràn lan trên thị trường như hiện nay, người tiêu dùng nên biết cách để chọn mua măng tươi an toàn, hợp vệ sinh, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Cụ thể măng không hóa chất do được ngâm muối nên có màu hơi thâm đen nhưng lại cứng. Trong khi măng ngâm hóa chất có màu trắng phau. Bình thường măng vàng nguyên thủy có màu vàng nhạt, còn măng hóa chất thì màu vàng đậm.
Ngoài ra măng không ngâm hóa chất thường dai, không giòn; còn măng ngâm hóa chất giòn, bẻ dễ gãy. Đặc biệt, măng tự nhiên có ngâm nước bao lâu mà không có hóa chất thì khi chế biến măng vẫn lưu giữ được mùi tự nhiên của mình, không có mùi chua hăng hắc như măng đã ngâm hóa chất.
Bên cạnh đó, sau khi mua măng về, trước khi chế biến thành món ăn, nên thái miếng và luộc măng trong nước sôi. Luộc măng xong đổ nước đó đi và chế biến bằng các món ưa thích. Có thể dùng nước gạo để ngâm măng cũng giúp giảm độc tố.
Nguyễn Yên(T/h)
Bộ trưởng Đinh La Thăng muốn cán bộ thử đu dây qua sông