【bảng xếp hạng giải hàn quốc】Đoàn Đảng Cộng sản Việt Nam đối thoại lý luận với đảng SPD của Đức

Quang cảnh cuộc Đối thoại giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Dân chủ Xã hội Đức. (Ảnh: Mạnh Hùng/TTXVN)

Thực hiện kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD),ĐoagravenĐảngCộngsảnViệtNamđốithoạilyacuteluậnvớiđảngSPDcủaĐứbảng xếp hạng giải hàn quốc ngày 16-5, tại Berlin, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dẫn đầu đã tiến hành cuộc Đối thoại lý luận lần thứ bảy với đoàn đại biểu đảng SPD do ông Alexander Schweitzer, Ủy viên Trung ương Đảng SPD, Bộ trưởng Bộ Lao động, Xã hội, Chuyển đổi và Số hóa bang Rheinland-Pfalz làm trưởng đoàn.

Cuộc đối thoại này có chủ đề “Tăng trưởng xanh gắn với bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam và Đức.”

Tham gia đối thoại còn có các diễn giả là đại biểu Quốc hội hai nước, các chuyên gia, nhà nghiên cứu của Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cùng lãnh đạo một số bộ ngành, địa phương.

Theo phóng viên TTXVN tại Đức, tại cuộc Đối thoại, hai bên đã tiến hành 3 phiên tham luận và trao đổi về: “Tăng trưởng Xanh,” “Năng lượng tái tạo ở Việt Nam và Đức” và “Nông nghiệp Xanh.”

Trong bầu không khí thẳng thắn và cởi mở, các đại biểu hai bên đã thảo luận và trao đổi các ý kiến sâu sắc về các vấn đề lý luận và thực tiễn của hai Đảng, hai nước.

Trong số đó, hai bên đã thảo luận về là chiến lược chuyển đổi năng lượng tái tạo của Việt Nam nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, từng bước hiện thực hóa cam kết quốc tế; phát triển nền nông nghiệp xanh của Việt Nam trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; mô hình tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu tại một số địa phương Việt Nam.

Ngoài ra, hai bên còn thảo luận về định hướng tiến tới nền kinh tế thị trường sinh thái xã hội, những bước phát triển, thuận lợi và thách thức trong chuyển đổi năng lượng, xây dựng nền nông nghiệp xanh của Đức; tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng đối với người lao động và các biện pháp hỗ trợ của Công đoàn.

Cũng trong khuôn khổ cuộc đối thoại, Đoàn đã hội kiến ông Lars Klingbeil, đồng Chủ tịch SPD.

Chủ tịch SPD nhiệt liệt đón chào đoàn, nhắc lại những kỷ niệm tốt đẹp trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam năm 2012, khẳng định Đối thoại chính trị lần thứ bảy là sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa hai đảng; bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ hơn nữa trong bối cảnh thế giới đang phải đương đầu với nhiều thách thức mà một quốc gia đơn độc không thể giải quyết về kinh tế, chính trị, bảo vệ môi trường, năng lượng, việc làm…

Ông Nguyễn Xuân Thắng và Chủ tịch SPD Lars Klingbeil. (Ảnh: Mạnh Hùng/TTXVN)

Ông Nguyễn Xuân Thắng khẳng định Việt Nam đánh giá cao vai trò của Đức trong khu vực và thế giới, mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trên cơ sở hợp tác trong các quá trình chuyển đổi cơ cấu năng lượng, tăng trưởng xanh, nông nghiệp xanh… lấy con người làm trung tâm, xử lý hài hòa các vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường, an ninh, đóng góp vào hòa bình, đối thoại, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới.

Trước đó, ngày 14-5, ông Nguyễn Xuân Thắng và Đoàn đã thăm và làm việc với lãnh đạo Công viên Năng lượng Mainz, nghiên cứu mô hình sản xuất Hydro bằng phương pháp điện phân sử dụng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo; làm việc với ông Alexander Schweitzer cùng lãnh đạo Đảng bộ SPD tại bang Rheinland-Pfalz, trao đổi về tình hình thế giới, khu vực; tình hình hai Đảng, hai nước và phương hướng thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới.

Các cuộc trao đổi còn bàn về các biện pháp tăng cường sự tham gia của người dân và chính quyền địa phương vào quá trình chuyển đổi và sử dụng năng lượng hiệu quả; các chính sách quản lý bảo vệ khí hậu, chuyển đổi cơ cấu năng lượng và tạo nguồn thu ngân sách thông qua việc sử dụng năng lượng tái tạo ở cấp độ địa phương ở Đức.

Trong các ngày tiếp theo, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục có các cuộc làm việc với các lãnh đạo của các cơ quan Chính phủ và Quốc hội; Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức và Viện Friedrich Ebert (FES).