【ket qua bong da bi】Đề nghị làm rõ nhiệm vụ chống tham nhũng của Thủ tướng

LN

ĐB Lê Nam phát biểu tại phiên họp. Ảnh: TTXVN

Đây là ý kiến của đại biểu Lê Nam tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lấy ý kiến cho dự thảo Luật tổ chức Chính phủ chiều 15/4.

Đề nghị giao Thủ tướng quyền quản lý cán bộ khối Đảng,ĐềnghịlàmrõnhiệmvụchốngthamnhũngcủaThủtướket qua bong da bi đoàn thể

Theo đánh giá của đại biểu Lê Nam, nhiệm vụ chống tham nhũng chưa được quán triệt đúng mức, thông suốt trong nội dung về nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, các cấp trong dự thảo Luật tổ chức Chính phủ. Trong nội dung về các bộ, các cấp chính quyền, nhiệm vụ này có được nói đến trong một cụm nhiệm vụ, nhóm vấn đề nhưng chưa được cụ thể hoá, chưa nổi bật.

Tại phần về nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ, nhiệm vụ này cũng chưa được nhắc đến, “trong khi đây là nhiệm vụ quan trọng, là một mong đợi của cử tri, nhân dân cả nước đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”. Theo đại biểu, dù đã có Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương, nhưng Đảng cũng không thể làm thay Chính phủ trong nhiệm vụ này.

Liên quan đến quyền của Thủ tướng, đại biểu Trần Xuân Hùng nêu vấn đề trong khối Đảng, đoàn thể hiện nay, chế độ chính sách của cán bộ, viên chức (được hưởng lương từ ngân sách) đang cao hơn khối hành chính Nhà nước. Để làm rõ hơn thẩm quyền của Chính phủ trong việc quyết định ngân sách, đại biểu đề nghị mạnh dạn giao cho Thủ tướng thẩm quyền quản lý cán bộ trong khối Đảng, đoàn thể, nhằm “để tăng cường việc quản lý ngân sách, tinh giản bộ máy”.

Bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng

Tại phiên họp, nội dung về quyền hạn, nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp khác của đại biểu Quốc hội.

Về một số thẩm quyền mới của Thủ tướng được bổ sung trong dự thảo, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền tán thành việc bổ sung quyền của Thủ tướng trong việc “giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong khi chờ Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm; cũng như tạm thời giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp chưa bầu được”, nhằm duy trì việc điều hành kịp thời, trong lúc chưa bố trí nhân sự được ngay.

Đại biểu Trần Xuân Hùng đề nghị không quy định quyền của Thủ tướng trong “quyết định và chỉ đạo thực hiện thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân” bởi điều này thuộc quyền của Chủ tịch nước.

Tiếp thu về ý kiến này tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình giải thích quy định mới này là nhằm giao cho Thủ tướng quyền trong tổ chức, chỉ đạo, đưa ra biện pháp để thi hành lệnh tổng động viên, ban bố tình trạng khẩn cấp, một khi các lệnh này đã được quyết định.

Làm rõ thêm về trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ

Đại biểu Tô Văn Tám đặt câu hỏi về quyền của Thủ tướng trong việc cắt chức chủ tịch UBND tỉnh. Đây là chức danh do Hội đồng nhân dân tỉnh bổ nhiệm, Thủ tướng phê duyệt. Về nguyên tắc, ai bổ nhiệm thì người đó cắt chức, vậy việc phân định quyền cắt chức quy định ra sao?

Đối với quy định về trường hợp từ chức, đại biểu Tô Văn Tám đề nghị làm rõ hơn về việc từ chức của Bộ trưởng, thành viên Chính phủ và cả Thủ tướng Chính phủ. “Trong trường hợp Thủ tướng từ chức thì ai trình Quốc hội việc này, trong luật chỉ quy định đến Phó Thủ tướng từ chức thì Thủ tướng trình”, đại biểu Tô Văn Tám nói.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng khi đã nói đến nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ thì cũng phải nói rõ trách nhiệm. Cụ thể là trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng về nhiệm vụ quyền hạn được giao trước cử tri, nhân dân cả nước. Theo Chủ tịch Quốc hội, dự thảo hiện mới chỉ quy định hai khoản về trách nhiệm của Thủ tướng, một là trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội, hai là trách nhiệm báo cáo trước cử tri./.

Hoàng Yến