【bd uc】Rút ngắn thời gian đại học: Nhiều ý kiến đồng tình

Rút ngắn những môn học ít ứng dụng

Việc rút ngắn thời gian đào tạo đại học là một phương án được cân nhắc rất kỹ với mục tiêu giúp người học sớm gia nhập thị trường lao động. Thực tế nhiều năm qua,útngắnthờigianđạihọcNhiềuýkiếnđồngtìbd uc đã có sinh viên tốt nghiệp ĐH trong ba năm theo Quy chế 43 về đào tạo học chế tín chỉ của Bộ GD-ĐT. Nhiều sinh viên đang theo học các trường ĐH trên địa bàn cho rằng, chương trình đào tạo đại học rút ngắn là phù hợp với việc học và nhu cầu thực tế, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí học tập và tiếp cận với môi trường làm việc sớm, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Sinh viên các trường ĐH thành viên thuộc ĐH Huế tham gia triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ

Lê Quang Minh (sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế – ĐH Huế) tỏ ra hài lòng về thông tin rút ngắn thời gian học ĐH. “Việc rút ngắn thời gian đào tạo ĐH hy vọng  giúp người học tập trung, chuyên tâm vào học. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu giản lược một số môn đại cương ngốn nhiều thời gian nhưng không được ứng dụng nhiều; tăng thực hành, thực tập, thực tế để tích lũy kinh nghiệm”, Minh nói.

Sinh viên Nguyễn Thị Kim Anh (ngành Sư phạm Mầm non, Trường ĐH Sư phạm -  ĐH Huế) cho rằng, việc rút ngắn thời gian sẽ giúp nhiều sinh viên xa nhà tiết kiệm được một khoảng chi phí, sớm tiếp cận thị trường lao động, tạo ra thu nhập. Điều này khá quan trọng với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. “Hiện nay, ngoài thời gian trên lớp, thời gian rảnh rỗi khá nhiều. Em ủng hộ chương trình học rút ngắn giúp tiết kiệm thời gian, đỡ tốn kém nhất là với sinh viên xa nhà”, Kim Anh chia sẻ.

Phụ thuộc từng trường, ngành học

Sinh viên Trần Thủy đang theo học ngành Dược, Trường ĐH Y Dược – ĐH Huế nhìn nhận, việc rút ngắn là phù hợp, đồng thời nên thay thế một số môn học bằng cách tăng thời lượng thực tế. Tuy nhiên, việc rút ngắn cũng phụ thuộc vào ngành học nhất định, cần nghiên cứu cẩn thận”, Thủy nhìn nhận.

Vẫn còn khá nhiều e ngại khi chương trình đào tạo trình độ đại học được rút ngắn sẽ kéo theo một số môn học bị rút ngắn, thời gian thực tập bó hẹp… Anh Nguyễn Cư, phụ huynh một học sinh đang theo học lớp 12 trên địa bàn TP. Huế, lo ngại: “Thời gian rút ngắn giúp người học sớm tốt nghiệp. Thế nhưng giáo trình học có rút ngắn không, phương pháp giảng dạy có thay đổi thời gian biểu từng môn học, lịch thực tập, thực tế sẽ được sắp xếp ra sao? Làm sao để khi tốt nghiệp các em vẫn nắm vững kiến thức căn bản, đáp ứng nhu cầu công việc mà xã hội cần”.

PGS.TS.Nguyễn Thám, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm –ĐH Huế cho rằng, Khung chương trình đã ban hành phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Quan trọng là tính tự chủ của các trường, tùy theo đặc thù ngành học để đảm bảo cơ bản thực hiện đủ khối lượng kiến thức và kỹ năng cho người học.

Hiện nay trên thế giới, có những nước đào tạo ĐH với các ngành học khác nhau trong thời gian từ 3-6 năm. Ở Việt Nam cũng đang đào tạo theo hệ tín chỉ nên người học có thể học rút ngắn hay kéo dài. Nhưng đặc thù một số ngành như kỹ sư, y dược cần phải xem xét lại bởi đây là những ngành đào tạo chuyên sâu. “Cơ bản phải đổi mới cách dạy, cách học. Nhiều người cho rằng, rút ngắn thời gian không thể cung cấp đủ kiến thức cho sinh viên. Thực tế kiến thức là vô hạn, làm sao dạy cho sinh viên kỹ năng tự học để nâng cao chất lượng mới quan trọng”, PGS.TS Thám nhấn mạnh.

PGS.TS Nguyễn Trường An, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y Dược – ĐH Huế, ủng hộ quan điểm rút ngắn thời gian đào tạo từ 4-6 năm còn 3-5 năm. Theo PGS.TS An, nhiều nội dung trong các môn học trùng lắp hoặc không cần thiết, hoặc được cung cấp thời lượng quá dài nên tốn nhiều thời gian. Nên giảm bớt hoặc lồng ghép các môn học với nhau để giảm thời gian đào tạo.

Bước đầu sẽ gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị. “Nếu có đủ các phòng thí nghiệm hiện đại, các cơ sở thực hành đủ điều kiện để sinh viên có thực hành tốt đi đôi với khung cơ cấu mới yêu cầu, người dạy, người học phải thay đổi phương pháp giảng dạy, học tập để thích ứng, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, giải quyết vấn đề thì sẽ đảm bảo chất lượng đào tạo”, PGS.TS An lý giải.

Đào tạo Y Dược nên chia thành 2 giai đoạn

PGS.TS Nguyễn Trường An cho rằng, đối với ngành Y Dược, để thích ứng với khung cơ cấu giáo dục quốc dân, giải pháp khả thi là chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (3-4 năm) để hoàn thành cử nhân Y sinh học; giai đoạn 2 (2-3 năm) để đạt được văn bằng bác sĩ nếu như theo hướng lâm sàng; hoặc đạt được văn bằng thạc sĩ nếu như theo hướng nghiên cứu. Theo khung này, bằng bác sĩ sẽ tương đương với bằng thạc sĩ. Như vậy giải quyết được vấn đề đảm bảo thời gian đào tạo đủ cho các ngành đào tạo bác sĩ. Nếu như người học đã đạt được cử nhân Y sinh học rồi thì có thể độc lập tìm kiếm việc.

NHẬT MINH