Thảo luận tại tổ về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) chiều nay,ăngtuổihưutránhđểnhiềungườichưakịpcầmsổhưuđãchếdự đoán bóng đá của các chuyên gia ĐB Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) cho rằng, giải trình của Chính phủ đưa ra có lý do tuổi thọ người Việt Nam cao nhưng chưa hẳn đã tỷ lệ thuận với sức khỏe của người dân, chưa chắc tuổi cao thì thể lực của người dân đã tăng.
“Tuổi càng cao, năng suất và khả năng đáp ứng lao động chưa chắc đã làm tăng năng suất.
Tuổi cao thì sức ỳ lớn và độ nhạy bén giảm đi, năng suất lao động chắc chắn giảm đi”, bà Xuân nêu quan điểm.
Vì vậy, bà đề nghị khi điều chỉnh tăng tuổi hưu cần nghiên cứu đảm bảo phù hợp từng đối tượng, lĩnh vực ngành nghề và đánh giá tác động thêm với lao động phổ thông.
Cũng theo bà, tăng tuổi hưu chỉ phù hợp các nhà nghiên cứu, làm hành chính còn với người lao động thì không tốt.
ĐB Y Biêr Niê (Đắk Lắk) cũng cho rằng, tuổi thọ trung bình cao nhưng tuổi sức khoẻ chưa hẳn đã tốt. Ông nói: “Ở địa phương tôi nhiều người chưa kịp cầm sổ hưu đã ra đi”.
ĐB Y Biêr Niê |
Ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đánh giá, nếu nâng tuổi nghỉ hưu với nam là 62 và nữ 60 là điều vô lý.
Ông cho biết, cơ quan ông lấy ý kiến 122 đơn vị với 2.000 công nhân thì họ không đồng ý với việc tăng tuổi nghỉ hưu.
“Nếu công nhân hầm lò 62 tuổi mới được nghỉ hưu chắc hiếm lắm vì có công nhân chưa cầm sổ hưu đã hy sinh vì bệnh phổi”, ông Chuẩn nói.
Chủ tịch TKV bày tỏ quan điểm, nếu không giảm được tuổi nghỉ hưu thì tốt nhất giữ nguyên như hiện tại.
Không ham muốn tăng tuổi hưu
PGĐ Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk Lê Thị Thanh Xuân dẫn chứng, các cô giáo mầm non vừa làm mẹ, vừa làm cô có nhiệm vụ chăm sóc thì đòi hỏi có sức khỏe, năng động, nhiệt huyết…
ĐB Lê Thị Thanh Xuân |
Theo bà Xuân, nếu tăng tuổi nghỉ hưu lên 60 tuổi với nữ thì cô giáo lớn tuổi sức khỏe yếu, việc chăm sóc và sức sáng tạo của các cô giảm đi nhiều.
Nữ PGĐ Sở đề nghị ban soạn thảo cân nhắc, đánh giá tác động đến đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên mần non. Bà đề nghị không tăng hoặc giảm tuổi nghỉ hưu với các cô.
Cùng quan điểm, ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nói: “Mình có con thì cũng biết, các cháu thích các cô giáo trẻ nhảy nhót chứ không ai thích cô giáo lớn tuổi”.
GĐ Công an tỉnh Bạc Liêu Lê Tấn Tới nhận định, khi tăng tuổi nghỉ hưu thì khu vực công là hưởng lợi nhiều nhất.
Ông lo ngại thế hệ trẻ khi ra trường vào những năm trong đề án sẽ có tác động rất lớn.
“Nước ta đang phát triển, cần tuổi trẻ để phấn đầu vươn lên. Một ông chuẩn bị 60 tuổi về hưu, nhưng giờ là 62, mà 2-3 ông vụ trưởng như thế thì chịu chết rồi, như thế thì tác động rất lớn”, GĐ Công an Bạc Liêu nhấn mạnh.
Ông cho rằng, trong điều kiện hiện nay thì không nên tăng tuổi nghỉ hưu bởi nước ta chưa phải là đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hiện đại hóa.
ĐB Phạm Văn Hoà cũng cho hay, sinh viên ra trường nhiều người không có việc làm ổn định, nếu tăng tuổi hưu như vậy mất cơ hội cho các cháu có đủ trình độ vào làm việc.
ĐB Phạm Văn Hoà |
Theo ông, cần thu thập thêm nhiều ý kiến của người lao động như cán bộ công chức.
“Họ không ham muốn tăng tuổi hưu đâu, anh em toàn gửi gắm đừng tăng tuổi hưu và còn mong nghỉ hưu sớm”, ĐB Hoà nói.
Tuy nhiên, ông vẫn đồng tình tăng tuổi hưu theo phương án 1 là “cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi”, nhưng đề nghị xem xét đối tượng nào được tăng.
Phó Chủ nhiệm UB Kiểm ta TƯ Hoàng Văn Trà đề nghị quyền được nghỉ sớm trong dự thảo luật phải quy định “mềm” hơn một chút.
“Thực tế trong cơ quan Nhà nước có người chỉ đi đi, về về không làm thêm được gì, muốn nghỉ lắm nhưng chế độ chính sách không thực hiện được. Người này về mới giải quyết được việc làm cho người khác, thế nhưng không về được”, ông Trà chỉ ra thực trạng.
Không phải tuổi nghỉ hưu của nam và nữ gần nhau mới là bình đẳng giới
Theo Phó Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Đinh Văn Nhã, việc bây giờ mới trình QH bắt đầu xem xét từ năm 2021 kéo dài tuổi nghỉ hưu đã là “hơi muộn so với các nước”.
Phó Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Đinh Văn Nhã |
“Kéo dài tuổi nghỉ hưu là vấn đề chiến lược của một quốc gia. Nước nào có nhận thức tốt, coi đây là vấn đề hệ trọng của quốc gia thì người ta làm sớm hơn 1 bước. Ví dụ như Mỹ để độ tuổi 65 nghỉ hưu, họ mất 60 năm, mỗi 1 năm tăng thêm 1 tháng”, ông Nhã nói.
ĐB Nhã lưu ý, còn ở ta, giờ lo quỹ BHXH “đổ” nên mới tính đến tăng tuổi nghỉ hưu là “nước đến chân mới nhảy, nghĩa là tầm nhìn chiến lược lĩnh vực này kém. Đáng ra phải đi sớm hơn mới không tạo ra cú sốc”.
Tuy nhiên, ông Nhã cho rằng, cần tính toán lại độ tuổi nghỉ hưu đối với nam là 62 và nữ là 60.
“Để bảo đảm bình đẳng giới thì nam tăng 2 tuổi, nữ kéo dài 5 năm, xem ra không có phương pháp tính toán kỹ, để bảo đảm quỹ BHXH an toàn thì yêu cầu phụ nữ phải làm việc đi đóng góp cho quỹ này nhiều hơn nam giới, về hình thức là không công bằng”, ông Nhã nêu.
Theo ông, không phải độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ gần nhau thì mới là bình đẳng giới. Ở Mỹ, tuổi nghỉ hưu của nam là 67 và nữ 62, vẫn giữ khoảng cách 5 năm.
“Còn ta, bắt phụ nữ làm 5 năm nữa liên tục kéo dài, còn đàn ông chỉ có 2 năm. Có phải lấy sức của phụ nữ để bảo đảm cho an toàn quỹ BHXH?”, Phó Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách đề nghị, nếu kéo dài tuổi nghỉ hưu với nữ thì tối đa là 58.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định việc điều chỉnh tuổi hưu, không có chuyện người già tranh chấp chỗ của người trẻ, quan chức giữ ghế để làm việc.