【nhận định bóng đá kèo nhà cái 2】Thêm cơ hội cho các nghề truyền thống

BP - Ngày 12-4-2018,ơhộichocaacutecnghềtruyềnthốnhận định bóng đá kèo nhà cái 2 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn. Đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, dịch vụ ngành nghề nông thôn, bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình hoạt động theo quy định của pháp luật; các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND cấp tỉnh quyết định công nhận; các tổ chức, cá nhân có liên quan tới công tác quản lý ngành nghề nông thôn. Nghị định có nhiều điểm mới, tạo điều kiện và cơ hội cho các nghề, làng nghề vùng nông thôn phát triển. 

Cả nước hiện có khoảng 2.000 làng nghề, trong đó có hơn 1.000 làng nghề truyền thống với gần 1,4 triệu người làm nghề thủ công. Có nhiều làng nghề tồn tại hàng trăm năm, được cả nước và thế giới biết đến. Bảo tồn làng nghề truyền thống, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hàng triệu lao động nông thôn là công việc rất cần thiết hiện nay. Tuy nhiên, các làng nghề đang gặp không ít khó khăn, nhất là tìm đầu ra cho sản phẩm, đào tạo lớp trẻ để giữ nghề và phát triển lâu dài. Sản phẩm của làng nghề truyền thống có giá thành cao, mẫu mã chưa đa dạng, chưa theo kịp thị hiếu người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Hầu hết các làng nghề phát triển manh mún, nhỏ lẻ, khó cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại.  Bên cạnh đó, do thiếu thông tin nên việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ còn chậm. Việc đăng ký thương hiệu hàng hóa và kiểu dáng sản phẩm chưa được quan tâm hỗ trợ, đầu tư...

Tỉnh Bình Phước có một số nghề, làng nghề đang phát triển như nghề chế biến nông sản, nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ... Đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa. UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống đồng bào dân tộc S’tiêng trên địa bàn huyện Hớn Quản, giai đoạn 2016-2020 với kinh phí hơn 7 tỷ đồng, chưa tính nguồn vốn của nhân dân tự tham gia đóng góp. Theo đề án, đến năm 2020 thành lập và công nhận 3 làng nghề trên địa bàn huyện Hớn Quản; thu hút lực lượng lao động sản xuất nghề tại chỗ đạt từ 40-50% số hộ đồng bào S’tiêng tham gia làng nghề. Tuy vậy, thời gian qua nghề dệt thổ cẩm trên địa bàn tỉnh vẫn chưa phát triển do không có thị trường tiêu thụ. Vì vậy dẫn đến tình trạng lớp trẻ không “mặn mà” với việc học nghề này. Với Nghị định số 52/2018/NĐ-CP, các nghề và làng nghề truyền thống trên phạm vi cả nước nói chung, địa bàn tỉnh Bình Phước nói riêng sẽ có thêm nhiều điều kiện và cơ hội để bứt phá vươn lên.

Theo Nghị định số 52, có 7 hoạt động ngành nghề nông thôn sẽ được hỗ trợ phát triển. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở ngành nghề hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Đặc biệt, Nhà nước ưu tiên hỗ trợ làng nghề có nguy cơ mai một, thất truyền; làng nghề của đồng bào dân tộc thiểu số; làng nghề có thị trường tiêu thụ tốt; làng nghề gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới; làng nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương; làng nghề gắn với việc bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa. Với nhiều ưu tiên và hướng đi mới, hy vọng trong thời gian không xa các nghề, làng nghề truyền thống sẽ tiếp tục được phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững hơn.

Thanh Hà