32,siêutile ca cuoc bong da1 triệu người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 | |
Trục liên thông văn bản Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp giúp tiết kiệm ngân sách | |
Tình hình giải ngân vốn đầu tư công sẽ chịu ảnh hưởng của mưa lũ |
Nhiều DN thuộc Ủy ban Quản lý vốn chịu ảnh hưởng tiêu cực nặng nề trong năm 2020. Ảnh: Internet. |
Lợi nhuận trước thuế chỉ bằng 33% so với năm 2019
Chiều 11/1, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã tổ chức tổng kết công tác của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN và các tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu nhà nước năm 2020; phương hướng, nhiệm vụ năm 2021.
Liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của 19 Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc, báo cáo của Ủy ban cho biết, về kim ngạch XK, tổng kim ngạch XK một số sản phẩm chủ yếu năm 2020 của các DN đạt gần 1,340 tỷ USD.
Về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, với mặt hàng điện, sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống ước đạt 245,1 tỷ kWh, tăng 2,14% so với cùng kỳ.
Sản xuất than nguyên khai ước đạt 38,5 triệu tấn, đạt 95% kế hoạch năm, bằng 95% so với cùng kỳ, giảm 1,9 triệu tấn so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác dầu thô dự kiến đạt 11,29 triệu tấn, vượt 6,3% kế hoạch năm.
Với vận tải, ngành hàng không ước vận chuyển 14,2 triệu lượt hành khách, bằng 98,3% kế hoạch năm và bằng 62,2% so với năm 2019; vận tải 189,6 nghỉn tấn hàng hóa, bằng 92,6% kế hoạch năm và bằng 54,6% so với cùng kỳ.
Cà phê nhân xuất khẩu được 9.778,54 tấn, bằng 48,89 % kế hoạch năm và bằng 22,43% so với cùng kỳ. Xuất khẩu gạo đạt 973.187 tấn.
Về công tác bán vốn, trong năm 2020, SCIC đã thoái vốn tại 7 DN với tổng giá trị tiền thu được là 826 tỷ đồng trên tổng giá trị trên sổ sách là 392 tỷ đồng, thặng dư 434 tỷ đồng, gấp 2,1 lần giá vốn.
Về các chỉ tiêu tài chính của Công ty mẹ các tập đoàn, tổng công ty, Ủy ban Quản lý vốn cũng cho biết, tổng doanh thu của 19 DN ước đạt 767.844,37 tỷ đồng, bằng 87,36% so với kế hoạch năm 2020 và bằng 85,72% so với năm 2019.
Lợi nhuận trước thuế của 19 DN ước đạt 21.068,51 tỷ đồng, bằng 69,9% so với kế hoạch năm 2020 và bằng 32,91% so với năm 2019.
Tổng nộp ngân sách của 17/19 DN ước đạt 56.387,14 tỷ đồng, bằng 112% so với kế hoạch năm 2020 và bằng 79,3% so với năm 2019.
Tổng tài sản công ty mẹ của 15/19 DN ước đạt 1.543.867,06 tỷ đồng, tăng 4,59% so với năm 2019; vốn chủ sở hữu Công ty mẹ của 15/17 tập đoàn, tổng công ty ước đạt 825.595,26 tỷ đồng, giảm 1,19% so với năm 2019.
Một số DN có tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) cao trong năm 2020 như: VNPT, Mobifone; SCIC... Một số doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận so với năm 2019 cao như: SCIC, VNPT; VRG.
Giải ngân đầu tư thấp
Báo cáo của Ủy ban cũng cho thấy, về đầu tư phát triển, giá trị thực hiện đầu tư, tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư của tất cả các tập đoàn, tổng công ty thấp so với kế hoạch do phải giãn, hoãn tiến độ triển khai, thanh toán các dự án để tập trung nguồn lực ứng phó ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các tác động khác.
Một số tập đoàn, tổng công ty có giá trị thực hiện đầu tư khá trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như EVN ước đạt 82.500 tỷ đồng (88,5% kế hoạch); VNPT ước đạt 9.350 tỷ đồng (85% kế hoạch); MobiFone thực hiện giải ngân đạt 74%; TKV ước đạt 10.700 tỷ đồng (68% kế hoạch)...
Tuy chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch về đầu tư phát triển năm 2020 nhưng nhiều dự án đầu tư trọng điểm đã được phê duyệt, triển khai thực hiện.
Đánh giá về tồn tại, hạn chế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển của 19 tập đoàn, tổng công ty, Ủy ban Quản lý vốn nhấn mạnh, do ảnh hưởng của dịch bệnh, đa số các tập đoàn, tổng công ty không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước và kế hoạch đầu tư, phát triển năm 2020 mà Ủy ban giao. Nhiều dự án đầu tư trọng điểm chậm tiến độ thêm từ 6 tháng - 1 năm so với kế hoạch.
Việc tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn tại các tập đoàn, tổng công ty nhìn chung còn chậm so với yêu cầu đề ra. Sắp xếp lại nhà, đất còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN về SCIC còn chậm.
Một trong những khó khăn, vướng mắc được Ủy ban nhắc tới là vướng mắc về các quy định pháp luật cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu DN còn chưa cụ thể, rõ ràng, số lượng cơ sở nhà, đất do DN quản lý, sử dụng bao quát trên phạm vi cả nước dẫn tới không đảm bảo tiếp độ cổ phần hóa theo quy định.
Bên cạnh đó, vướng mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc triển khai các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi; chính sách về đầu tư các dự án điện khí, LNG, thủy điện mở rộng... còn chưa cụ thể, rõ ràng.