【số liệu thống kê về liverpool gặp bournemouth】Đưa pháp luật vào cuộc sống

SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP,Đưaphaacutepluậtvagraveocuộcsốsố liệu thống kê về liverpool gặp bournemouth PHÁP LUẬT

Là người lính Cụ Hồ, từng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp nước bạn Lào sau ngày 30-4-1975, cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Trắc ở thôn Phước Lộc, xã Bình Tân càng trân quý giá trị của hòa bình. Từ ngày ra quân năm 1981, ông và gia đình luôn chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương. “Trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị, tôi may mắn sống sót, rất nhiều đồng đội của tôi đã hy sinh. Vì vậy, tôi không mong cầu gì, Nhà nước ban hành chế độ gì thì mình hưởng chế độ ấy. Mình có sức khỏe, mình làm ra vật chất. Như vậy là tôi thấy hạnh phúc rồi” - ông Trắc tâm sự.

Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Trắc, xã Bình Tân tham gia buổi tuyên truyền, hỗ trợ pháp lý

Hiện ông Trắc hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác, với mức 2.285.000 đồng/tháng. Số tiền tuy không nhiều nhưng động viên tinh thần lớn đối với các cựu chiến binh như ông.  

“Có rất nhiều văn bản, chính sách mới liên quan đến quyền lợi của cựu chiến binh, gia đình chính sách mà chúng tôi chưa nắm bắt được. Thông qua buổi trợ giúp pháp lý, chúng tôi được phổ biến, tuyên truyền nhiều nội dung. Mong hằng năm cơ quan chức năng sẽ tổ chức nhiều buổi tuyên truyền pháp luật để chúng tôi áp dụng hiệu quả trong cuộc sống và tuyên truyền đến người dân”. 

Ông Vũ Văn Phán, xã Bình Tân, huyện Phú Riềng

Là con của liệt sĩ, ông Vũ Văn Phán ở thôn Phước Lộc, xã Bình Tân cũng có 3 năm tham gia quân ngũ. Nhiều năm ở địa phương, gia đình ông luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào từ làm kinh tế đến nuôi dạy con. Ông cùng người thân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không vi phạm pháp luật, mạnh dạn đấu tranh, phê phán hiện tượng tiêu cực phát sinh trong cộng đồng dân cư.

Cán bộ tư pháp tới từng gia đình tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho người dân

Ông Phán quê tỉnh Thanh Hóa. Năm 1984, ông đưa gia đình vào Bình Phước lập nghiệp. Dù ở đâu ông cũng luôn răn dạy con cháu noi gương ông cha, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật.

HƯỚNG VỀ CƠ SỞ, NGƯỜI CÓ CÔNG

Để tư vấn, giải đáp những thắc mắc của người dân trong lĩnh vực pháp luật, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước vừa phối hợp với UBND xã Bình Tân tổ chức buổi truyền thông và trợ giúp pháp lý cho cán bộ, nhân dân trong xã.

Báo cáo viên đã giới thiệu về Luật Trợ giúp pháp lý, chế độ, chính sách cho người có công với cách mạng, nội dung về hôn nhân và gia đình... Cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước đã giải đáp băn khoăn, thắc mắc của người dân, đồng thời phát tờ rơi, bảng thông tin về trợ giúp pháp luật cho người tham dự buổi truyền thông. 

Bà Phan Thị Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước cho biết, hằng năm trung tâm đều có kế hoạch tuyên truyền pháp lý cho người dân, trong đó đi sâu vào các chế độ cho người có công với cách mạng.

Bà Phan Thị Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước tuyên truyền pháp lý cho người dân xã Bình Tân, huyện Phú Riềng

Ưu đãi người có công với cách mạng luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Đây không chỉ về đạo lý, truyền thống mà còn là vấn đề chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội; không chỉ là vấn đề cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sĩ là người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận của chúng ta là phải quan tâm, thương yêu và giúp đỡ họ”. Trong những năm qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhiều lần sửa đổi Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Nhiều chế độ, chính sách đã được bổ sung, chế độ trợ cấp ưu đãi luôn được quan tâm, điều chỉnh tăng tương ứng với sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Chính sách ưu đãi người có công ngày một hoàn thiện, bảo đảm tính khoa học, công bằng, phù hợp thực tiễn cuộc sống, góp phần thực hiện tốt công tác tri ân, “đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công với cách mạng, gia đình và thân nhân của họ. Để người có công nắm được các chính sách này rất cần công tác tuyên truyền, phổ biến, trợ giúp pháp lý cho gia đình người có công với cách mạng nhiều hơn.