【nhận định bd hôm nay】Thoát lỗ nặng, dự án bô xit Tây Nguyên lãi hàng trăm tỷ đồng

thoat lo nang du an bo xit tay nguyen lai hang tram ty dongMiền Trung, Tây Nguyên: Tốc độ tăng trưởng cao so với bình quân chung cả nước
thoat lo nang du an bo xit tay nguyen lai hang tram ty dongGóp phần giữ vững an ninh trên biên giới Tây Nguyên
thoat lo nang du an bo xit tay nguyen lai hang tram ty dongPháo lậu, thuốc lá lậu lại lén lút tuồn về biên giới Tây Nguyên
thoat lo nang du an bo xit tay nguyen lai hang tram ty dong
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Hết lỗ, chuyển lãi ròng

Bộ Công Thương vừa có báo cáo tổng kết, đánh giá tổng thể việc đầu tư thí điểm 2 dự án bô xít Tân Rai và Nhân Cơ ở Tây Nguyên.

Theo đó, Dự án Tổ hợp bô xít-Nhôm Lâm Đồng (Dự án Tân Rai) có vốn đầu tư sau 3 lần điều chỉnh đã tăng từ hơn 7.700 tỷ lên trên 15.400 tỷ đồng.

Sau 5 năm đi vào vận hành sản xuất (tháng 10/2013 đến hết năm 2018), 3 năm đầu dự án bị lỗ. Từ năm 2017, dự án bắt đầu có lãi với số lãi ngày càng tăng mạnh. Nếu như năm 2017, số lãi chỉ mới là 379 tỷ đồng thì đến năm 2018, dự án đã lãi gần 1.800 tỷ đồng sau thuế.

Tính đến ngày 31/12/2018, dự án còn lỗ 1.325 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là số lỗ do chênh lệch tỷ giá (1.162 tỷ đồng).

Nguyên nhân lỗ của 3 năm đầu dự án này là giá bán alumin giảm sâu. Năm 2016, giá alumin còn 254 USD/tấn, giảm 24% so với tính toán. Ngoài ra, nguyên nhân còn do dây chuyền chưa ổn định khi mới vận hành. Tuy nhiên, đến năm 2017, giá alumin thế giới tăng trở lại, đạt 334 USD/tấn.

Dự kiến đến hết năm 2019, dự án này sẽ hết lỗ và chuyển sang có lãi ròng. Thời gian hoàn vốn là 10 năm, sớm hơn so với dự án đã phê duyệt năm 2013.

Báo cáo của Bộ Công Thương cũng nêu rõ: Tính đến hết năm 2018, dự án Tân Rai đã nộp ngân sách hơn 2.700 tỷ đồng.

Dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ (Dự án Nhân Cơ) có tổng vốn đầu tư ban đầu là 3.300 tỷ, sau tăng lên 16.800 tỷ đồng.

Ngay năm đầu tiên đi vào sản xuất (năm 2017), Nhà máy alumin Nhân Cơ đã có lãi 35 tỷ đồng. Năm 2018, dự án có lãi hơn 472 tỷ đồng sau thuế.

Đáng chú ý, dự án đã thực hiện trích khấu hao nhanh, cao hơn theo định mức khấu hao thông thường, để thu hồi vốn nhanh. Nếu trích khấu hao theo quy định thì dự án còn lãi cao hơn. Thời gian thu hồi vốn giảm còn 9 năm, sớm hơn so với dự án phê duyệt năm 2014. Dự án Nhân Cơ đã nộp ngân sách hơn 1.700 tỷ đồng.

Còn nhiều tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ Công Thương cũng chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế tại các dự án kể trên.

Cụ thể, công tác chuẩn bị đầu tư 2 dự án bô xít, sản xuất alumin của chủ đầu tư chưa tốt như: Lựa chọn quy mô, công suất, công nghệ các dự án,... chưa phù hợp, phải điều chỉnh nhiều lần làm kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư, tăng chi phí đầu tư, ảnh hưởng đến kế hoạch vốn chung của chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, nhà thầu chính là Chalieco (Trung Quốc) còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm đối với quặng bô xít gipxit vùng Tây Nguyên Việt Nam, thiếu am hiểu về luật pháp Việt Nam và điều kiện thời tiết ở Tây Nguyên. Do đó, từ khâu thiết kế công nghệ, quy trình vận hành, tổ chức thi công, thiết kế hồ thải bùn đỏ... đến nghiệm thu, quyết toán công trình đều có những vướng mắc, tồn tại.

Cũng theo báo cáo của Bộ Công Thương, một số chỉ tiêu kỹ thuật của dự án mặc dù đã đạt bằng hoặc cao hơn so với thiết kế nhưng chưa đạt bằng các chỉ tiêu kỹ thuật của các nhà máy alumin tiên tiến tại một số dự án tương tự của các nước G7.

Công nghệ Bayer là công nghệ chủ yếu để sản xuất alumin trên thế giới. Công nghệ Bayer châu Mỹ đã lựa chọn áp dụng cho 2 dự án được đánh giá là phù hợp với loại quặng bô xít gipxit vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, quy trình công nghệ và một số thiết bị công nghệ có xuất xứ từ Trung Quốc chưa phải là tối ưu, cần được tiếp tục nghiên cứu và cải tiến.

Bộ Công Thương cho rằng: Với 2 dự án này, giải pháp bảo vệ môi trường cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện đối với các giải pháp phát thải, tái chế và sử dụng bùn đỏ hiệu quả hơn; việc hoàn thổ, cải tạo phục hồi môi trường mang lại giá trị sử dụng đất sau quá trình khai thác mỏ cao hơn.

"2 dự án hiện nay đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội. Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam có nhiều giải pháp tích cực có thể tiếp tục nâng cao hiệu quả hơn nữa các dự án. Tuy nhiên, cần có giải pháp quản trị rủi ro do biến động giá alumin, giá nhôm trên thị trường", Bộ Công Thương nêu rõ.