【dudoanmacao】Nghiêm trị tư vấn “lừa”

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải tăng cường giám sát hoạt động tư vấn của đại lý
Bộ Tài chính sẽ xử lý nghiêm tổ chức tín dụng ép buộc khách hàng mua bảo hiểm
Nghiêm trị tư vấn “lừa”
Ảnh minh họa

Điều đáng nói các nội dung này cũng khác rất nhiều so với những gì tư vấn viên bảo hiểm tư vấn miệng với khách hàng. Nhưng khi có vấn đề phát sinh, việc xử lý chỉ dựa vào hợp đồng để giải quyết. Lúc đó, khách hàng mới ngỡ ra nhiều nội dung mình chưa được tư vấn rõ ràng và chỉ vì tin tưởng lời của tư vấn viên mà mua sản phẩm.

Không chỉ lĩnh vực tư vấn bảo hiểm mà ở các lĩnh vực khác như giao dịch ngân hàng, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp, giao dịch mua nhà dự án... cũng đã từng xảy ra nhiều trường hợp tương tự. Tư vấn viên chỉ tư vấn những cái tốt, cái hay của sản phẩm mà không nói về mặt trái hay các tình huống phát sinh. Thậm chí lấp liếm, lờ đi hoặc dùng từ ngữ khó hiểu để đề cập những điểm có thể bất lợi cho khách hàng. Đó là chưa kể câu từ, ngữ nghĩa trong hợp đồng rất dài, khó hiểu.

Thực trạng trên đã gây ra nhiều vụ tranh chấp giữa khách hàng và doanh nghiệp mà thường thì khách hàng sẽ bị đứng về phe yếu thế.

Nhìn thẳng thực tế, nhiều lĩnh vực kinh doanh hiện đang có tình trạng tư vấn lừa dối khách hàng, lợi dụng niềm tin và sự thiếu hiểu biết của khách hàng để bán sản phẩm. Tình trạng này có khi là những mánh khóe của các tư vấn viên, nhưng cũng không loại trừ là những “bài” kinh doanh của doanh nghiệp. Khi có tình huống phát sinh tranh chấp, khách hàng luôn thiệt thòi còn doanh nghiệp hoặc dựa vào hợp đồng để giành phần lợi, hoặc phủi trách nhiệm bằng cách đổ lỗi cho nhân viên. Là những doanh nghiệp làm ăn chân chính thì những việc này sẽ ảnh hưởng lớn đến thương hiệu và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đồng thời, tình trạng này tạo những bất ổn cho nền kinh tế, cho an ninh xã hội.

Để ngăn chặn tình trạng tư vấn lừa đảo, trước tiên mỗi khách hàng khi mua sản phẩm hay tham gia các giao dịch đều phải nắm kỹ về sản phẩm, về quy định pháp luật và không quá tin tưởng ở tư vấn viên. Cần kiểm tra các thông tin qua nhiều kênh thông tin khác. Đặc biệt, cơ quan quản lý các lĩnh vực kinh tế cần quản lý chặt chẽ hơn các quan hệ kinh doanh để bảo vệ các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế. Cùng với đó cần mở rộng và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động các tổ chức, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng.

Doanh nghiệp cần nhận thức rằng khách hàng là nguồn sống của doanh nghiệp, chỉ khi khách hàng yên tâm, tin tưởng sử dụng sản phẩm thì doanh nghiệp mới có sự phát triển bền vững.