(HG) - Để đảm bảo sản xuất vụ lúa Hè thu 2024 đạt thắng lợi trước ảnh hưởng của tình hình xâm nhập mặn và rầy nâu lây lan với mật số cao từ lúa Đông xuân 2023-2024 đang vào giai đoạn thu hoạch,đợtxuốnggiốbang xep hang phap Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa thông báo lịch xuống giống vụ lúa Hè thu năm 2024 trên địa bàn tỉnh có 2 đợt chính.
Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân cày vùi rơm rạ, đảm bảo thời gian cách ly trước khi xuống giống lúa Hè thu.
Đợt 1, từ ngày 26-3 đến 1-4-2024 (nhằm ngày 17 đến 23-2-2024 âm lịch). Đợt 2, từ ngày 24 đến 30-4-2024 (nhằm ngày 16 đến 22-3-2024 âm lịch). Đối với các khu vực lúa Đông xuân thu hoạch sớm, có thể xuống giống từ ngày 29-2 đến 6-3-2024 (nhằm ngày 20 đến 26-1-2024 âm lịch) nhưng phải đảm bảo đủ thời gian cách ly trên 3 tuần để rơm rạ phân hủy nhằm hạn chế ngộ độc hữu cơ cho lúa vụ Hè thu. Đối với các xã bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn hàng năm trên địa bàn của huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh và Ngã Bảy xuống giống khi mùa mưa bắt đầu.
Do tình hình thu hoạch lúa Đông xuân nên khả năng rầy nâu di cư liên tục trong tháng, các địa phương căn cứ theo tình hình thời tiết, thủy văn thực tế của từng vùng, đồng thời kết hợp việc theo dõi rầy nâu di trú của địa phương để quyết định thời điểm xuống giống hợp lý, đảm bảo né rầy ở các huyện, thị, thành. Các giống lúa cơ cấu trong vụ Hè thu gồm những giống lúa chủ lực như OM18, OM5451, Đài Thơm 8... Các giống lúa bổ sung gồm sử dụng một số giống thích nghi với điều kiện tại địa phương và có khả năng chống chịu mặn như ST24, ST25, OM4496, OM7347...
Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ, phơi đất ít nhất 3 tuần trước khi gieo sạ để đảm bảo thời gian cách ly sâu bệnh giữa 2 vụ và để rơm rạ phân hủy nhằm tránh ngộ độc hữu cơ cho lúa. Sạ hàng, sạ thưa với lượng giống dưới 100kg/ha hoặc cấy. Ưu tiên biện pháp cấy để hạn chế đổ ngã và giúp lúa chống chịu tốt trong điều kiện bất lợi như mưa, bão hoặc hạn mặn do biến đổi khí hậu. Áp dụng các quy trình canh tác lúa tiên tiến như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, SRP (sản xuất lúa theo tiêu chuẩn bền vững), IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), ứng dụng công nghệ sinh thái, sử dụng chế phẩm nấm xanh trong phòng trừ rầy nâu...
Tin, ảnh: H.THU