【lich bd duc】Kêu gọi hành động vì một nền nông nghiệp bền vững
Với chủ đề “Khu vực ASEAN sau năm 2015: Hợp tác vì sự phát triển bình đẳng”,êugọihànhđộngvìmộtnềnnôngnghiệpbềnvữlich bd duc các diễn giả đã thảo luận về lợi ích của mối quan hệ hợp tác công tư. Nói như Tổng Giám đốc điều hành Tổ chức CropLife châu Á - tiến sỹ Tan Siang Hee: “Phát triển nông nghiệp bền vững trong khu vực không phải là một ưu tiên hay một hy vọng, mà là nhiệm vụ phải thực hiện và là trách nhiệm chia sẻ giữa các quốc gia”.
Tại Diễn đàn, tiến sỹ Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) - đã có bài phát biểu kêu gọi các chính phủ, các doanh nghiệp và xã hội dân sự cùng hợp tác vì sự phát triển bền vững của nông nghiệp trong khu vực Đông Nam Á.
Ông Juan Farinati - Phó Chủ tịch Monsanto khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - chia sẻ hai cơ hội tận mắt chứng kiến tại Việt Nam và Philippines. Theo ông, tại Việt Nam, năm 2013 - 2014, chương trình hợp tác chuyển đổi đất trồng lúa sang canh tác ngô đã giúp hơn 8.000 nghìn nông dân tăng thu nhập thêm hơn 1 triệu đô la Mỹ và giảm chi phí đầu vào hơn 80% nhờ hạt giống năng suất cao, chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến và liên kết thị trường. Tại Philippines, nông dân đã giúp quốc gia này tự chủ được nguồn cung ngô và đồng thời cải thiện thu nhập. 415 nghìn nông dân canh tác ngô ở đây đã giúp quốc gia này trở thành quốc gia xuất khẩu ngô vào năm 2013, tăng sản lượng ngô quốc gia lên 49% và giảm lượng thuốc trừ sâu sử dụng 60%, tiết kiệm 1,3 triệu đô la Mỹ chi phí nhập khẩu ngô nhờ ứng dụng giống ngô năng suất cao và được bảo vệ bởi công nghệ quản lý sâu hại và cỏ dại được tích hợp vào hạt giống. Các chính sách chiến lược giúp nông dân được quyền lựa chọn các sản phẩm và kỹ thuật tiên tiến, đồng thời khuyến khích hợp tác trên nền tảng các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau sẽ giúp ASEAN đứng trước các cơ hội để hợp tác hoặc nhân rộng các mô hình thành công từ đó đạt được vị thế cạnh tranh cho cộng đồng chung ASEAN trên trường quốc tế.
Tại Diễn đàn, các nhóm thảo luận về 6 mặt hàng nông nghiệp cũng đưa ra các khuyến nghị trong việc phát triển chuỗi cung cấp các sản phẩm được sản xuất bền vững như trà, gạo, bơ sữa, cà phê, ngô và thủy sản. Các ý kiến chuyên môn và kinh nghiệm được chia sẻ giữa các đại biểu cấp cao trong suốt các cuộc thảo luận sẽ được tổng hợp lại trong một báo cáo ngay sau sự kiện và sẽ được trình bày tại các cuộc họp quốc tế khác trong suốt năm nay. |
Bà Aruna Rachakonda - Giám đốc Phát triển chiến lược và kinh doanh Monsanto Châu Á - Thái Bình Dương - bổ sung thêm: “Tôi tin rằng đổi mới và sáng tạo có thể giúp nông dân Đông Nam Á cải thiện cuộc sống và sản xuất nhiều hơn ít nhất 15% so với sản lượng hiện tại, đồng thời bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn và giúp các quốc gia tự chủ nguồn nguyên liệu nội địa cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Ví dụ như tại Việt Nam và Indonesia, mỗi năm hai quốc gia này chi hơn 2,5 tỷ đô la Mỹ cho nhập khẩu ngô để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa”.
Tổng Giám đốc điều hành tổ chức CropLife châu Á - Tiến sỹ Tan Siang Hee - nhận định: “Một trong những cơ hội cho ASEAN tạo ra bước nhảy vọt để tiến tới phát triển nông nghiệp bền vững là việc hiện thực hóa khung thể chế pháp lý hài hòa chung cho các sản phẩm bảo vệ thực vật. Điều này sẽ mang những lợi ích quan trọng cho ngành nông nghiệp trong khu vực và các tổ chức của ngành khoa học cây trồng đang vận động để gắn hoạt động này với Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) trong năm 2015”.