TheấyphépxuấtkhẩugạomấtUSDlàthôngtinbịađặđá bóng vn hôm nayo Bộ Công Thương, ngày 23/2/2017, một số báo điện tử có đăng tải ý kiến phát biểu của ông Ngô Văn Nam, Tổng Giám đốc Công ty TNHH ADC tại Tọa đàm về đề xuất sửa đổi Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo tổ chức chiều 22/2/2017 tại TP.HCM như sau: “Ông Nam thông tin, mỗi lần xin phép thì tốn mấy chục nghìn USD, không dưới 20.000 USD”, “Lý do là mỗi lần xin là mấy chục ngàn đô, rất lãng phí ... Chủ trì tọa đàm hỏi về chi phí xin giấy phép và được vị đại diện này khẳng định “không dưới 20.000 USD”.
Ngay sau khi nhận được thông tin do báo chí phản ảnh, bên cạnh việc chỉ đạo các đơn vị liên quan trong Bộ giải trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã quyết định thành lập Đoàn xác minh do Thanh tra Bộ chủ trì để khẩn trương xác minh, kiểm tra và làm rõ.
Vào lúc 8h ngày 25/2/2017, tại trụ sở Công ty TNHH ADC, địa chỉ số 93 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM, Đoàn xác minh của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Công ty ADC.
Tại buổi làm việc, ông Ngô Văn Nam cho biết ông có phát biểu ý kiến tại buổi tọa đàm chiều 22/2/2017 nhưng báo chí đã phản ánh không chính xác ý kiến phát biểu của ông. Ông khẳng định ông và Công ty ADC chưa bao giờ gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo tới Bộ Công Thương và cũng chưa khi nào liên hệ hoặc làm việc với bất kỳ đơn vị/cá nhân nào tại Bộ Công Thương.
Ông và công ty cũng chưa bao giờ đưa tiền cho bất kỳ ai để xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo. Ông Nam rất lấy làm tiếc vì việc phát ngôn tại buổi tọa đàm đã gây ra sự hiểu lầm và làm ảnh hưởng đến Bộ Công Thương.
Ông Nam khẳng định đã và đang trao đổi lại với một số cơ quan báo chí để đề nghị làm rõ lại các nội dung báo đăng. Với tư cách cá nhân, ông sẽ có trách nhiệm giải thích với các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan báo chí về việc đăng tải thông tin không đúng thực tế.
Rà soát nội bộ của Bộ Công Thương cũng cho thấy, Bộ Công Thương không nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cũng như bất kỳ yêu cầu nào về kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty TNHH ADC. Công ty này cũng chưa bao giờ tiếp xúc, liên hệ, trao đổi với các đơn vị chức năng liên quan của Bộ Công Thương về vấn đề xuất khẩu gạo.
Liên quan tới thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, có thể thấy các điều kiện đã được quy định rất rõ tại Nghị định số 109/2010/NĐ-CP, với các tiêu chí cụ thể, có thể định lượng được và đặc biệt, việc kiểm tra, xác nhận các điều kiện này đã được phân cấp rõ ràng.
Cụ thể, các cơ quan chức năng của địa phương mới là nơi thực hiện công tác kiểm tra, xác nhận điều kiện kho chứa, cơ sở xay xát của doanh nghiệp. Trong trường hợp địa phương đã xác nhận là đủ điều kiện thì Bộ Công Thương không có quyền từ chối cấp phép cho doanh nghiệp.
Vì vậy, Bộ Công Thương khẳng định, việc ông Ngô Văn Nam, Tổng Giám đốc Công ty TNHH ADC phát biểu tại Tọa đàm là phải mất hàng chục nghìn USD để được cấp phép xuất khẩu gạo là hoàn toàn không đúng sự thật, thông tin này là bịa đặt. Việc này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của Bộ Công Thương nên Bộ đã yêu cầu ông Ngô Văn Nam giải thích lại với báo chí và ông Nam đã nhận lời.
Được biết, Nghị định 109 được ban hành với mục tiêu tổ chức lại khâu xuất khẩu, đưa ra các điều kiện tối thiểu để giúp sàng lọc và định hướng thương nhân đầu tư, gắn bó lâu dài với sản xuất, xuất khẩu gạo.
Nghị định này đã phát huy được tính tích cực song theo thời gian, việc thực hiện Nghị định 109 cũng đã bộc lộ một số bất cập.
Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đang phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương dự thảo phương án sửa đổi Nghị định 109. Bộ Công Thương sẽ đăng tải công khai dự thảo nghị định trên website của Bộ để xin ý kiến rộng rãi theo quy định và hy vọng sẽ nhận được ý kiến tham gia của người dân và doanh nghiệp.