【xs h0m nay】TP.HCM sẽ làm rõ tính chất, mục tiêu của Khu đô thị Tây Bắc
Khu đô thị Tây Bắc TP.HCM. |
Ngày 30/7,ẽlàmrõtínhchấtmụctiêucủaKhuđôthịTâyBắxs h0m nay Văn phòng UBNDTP.HCM đã có văn bản truyền đạt ý kiến kết luận của Phó chủ tịch UBND Thành phố Võ Văn Hoan về nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 (điều chỉnh) khu đô thị Tây Bắc Thành phố.
Theo đó, lãnh đạo Thành phố cơ bản thống nhất nội dung, nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 (điều chỉnh) khu đô thị Tây Bắc do Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề xuất. Tuy nhiên, cần làm rõ và bổ sung thêm một số nội dung liên quan đến định hướng phát triển quy hoạch của khu đô thị.
Cụ thể, giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với Ban quản lý đầu tưxây dựng khu đô thị Tây Bắc khẩn trương hoàn thiện hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 (điều chỉnh) khu đô thị Tây Bắc Thành phố; thẩm định kỹ để báo cáo UBND Thành phố.
Theo đó, cần làm rõ, xác định tính chất và mục tiêu chuẩn của khu đô thị Tây Bắc (như: khu dân cư đô thị tương lai, khu đô thị sáng tạo tương tác cao, khu đô thị thông minh,...), để từ đó có định hướng phát triển quy hoạch sử dụng đất, tổ chức không gian, phân khu chức năng, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật cho phù hợp.
Cần có công trình điểm nhấn, biểu tượng đặc trưng riêng cho khu đô thị Tây Bắc Thành phố.
Giao thông phải kết nối đồng bộ với giao thông xung quanh khu đô thị Tây Bắc. Trong đó, đặc biệt lưu ý vị trí các nút giao thông trên các trục chính (như: quốc lộ 22, đường Tam Tân, đường dọc Kinh Thầy Cai,...), tránh giao cắt quá nhiều đường giao thông trên các trục chính này; tổ chức đường giao thông phải thẳng tuyến, thông suốt, tránh tổ chức hướng tuyến có đường dích dắc; cần phải có giải pháp quy hoạch sử dụng đất, tổ chức không gian, vừa để bảo vệ các tuyến kênh, rạch, hệ thống thoát nước, vừa tạo cảnh quan, mỹ quan đô thị.
Chỉ nên bố trí một khu công nghiệp là khu công nghiệp Tân Phú Trung hiện hữu, nhưng tính chất và chức năng sẽ được chuyển đổi thành khu công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao.
Ngoài ra, đối với khu liên hợp chất thải rắn Phước Hiệp (huyện Củ Chi) tiếp giáp khu đô thị Tây Bắc (giai đoạn 1), bắt buộc phải chuyển đổi công nghệ mới, hiện đại, công nghệ đốt phát điện nhằm giảm quy mô diện tích sử dụng đất và tránh gây ô nhiễm môi trường.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm việc với chủ đầu tư để thông báo chủ trương của Thành phố, tiến hành chuyển đổi công nghệ mới; trong thời gian đầu tư chuyển đổi công nghệ mới theo chủ trương của Thành phố, khu liên hợp chất thải rắn Phước Hiệp không được phép nâng, tăng công suất hoạt động.
Bên cạnh đó, nhằm phục vụ cuộc họp xem xét giải quyết các kiến nghị của Ban quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị Tây Bắc (dự kiến giữa tháng 8/2019), giao Ban quản lý đầu tư, xây dựng khu đô thị Tây Bắc lấy ý kiến các sở, ngành có liên quan đến các nội dung kiến nghị (trong đó có nội dung kiện toàn ban chỉ đạo) đồng thời phải xây dựng kế hoạch phân kỳ đầu tư, danh mục các dự ánưu tiên đầu tư tổng hợp.
Theo quy hoạch được duyệt, Khu đô thị Tây Bắc có diện tích 6.089 ha (giai đoạn 1) thuộc một phần diện tích xã Tân Thới Nhì (Hóc Môn), xã Tân Phú Trung, xã Tân Thông Hội, Tân An Hội, thị trấn Củ Chi và xã Phước Hiệp (Củ Chi). Khu đô thị Tây Bắc sẽ là một trung tâm cấp thành phố với các chức năng: dịch vụ, thương mại, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao và nghỉ dưỡng vui chơi giải trí…
Khu đô thị Tây Bắc (bao gồm: quận 12, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn) được ví như “nàng công chúa ngủ quên” vì được triển khai hơn 10 năm nay, với nhiều dự án lớn nhưng sau một thời gian dài vẫn còn trì trệ.
Sau nhiều năm quy hoạch, Khu đô thị Tây Bắc hiện chỉ có Khu công nghiệp Tân Phú Trung là đi vào hoạt động, dự án “khủng” khu đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam, có tổng vốn đầu tư dự kiến theo chủ đầu tư này công bố lúc đó khoảng 3,5 tỷ USD, nhưng bây giờ vẫn còn nằm trên giấy.