【kết quả trận red bull salzburg】Hướng đi mới của hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản

Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng thuỷ sản Xuất khẩu thủy sản năm 2024 hướng đến 10 tỷ USD Doanh nghiệp thủy sản chỉ rõ rào cản ảnh hưởng đến xuất khẩu
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty CP Vĩnh Hoàn. 	Ảnh: DN cung cấp
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty CP Vĩnh Hoàn. Ảnh: DN cung cấp

Xuất khẩu cá tra gần cán mốc 1 tỷ USD

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) tiếp tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam, đóng góp 28% trong tổng giá trị XK của Việt Nam sang các thị trường. Tháng 6/2024 là tháng kim ngạch XK cá tra Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông đạt cao nhất kể từ đầu năm nay, với gần 56 triệu USD, tăng 16% so với tháng 6/2023. Tính chung, XK cá tra trong 6 tháng đầu năm nay đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, các doanh nghiệp ngành cá tra sắp cán mốc 1 tỷ USD.

Theo các doanh nghiệp, những tháng tiếp theo cho đến cuối năm 2024, Ecuador, Ấn Độ và Indonesia sẽ tập trung hơn vào thị trường Trung Quốc do Mỹ áp thuế cao vì thế tôm của Việt Nam xuất vào Trung Quốc sẽ phải chịu áp lực về giá, đặc biệt là tôm sú nguyên con, tôm thẻ nguyên con.

Theo phân tích của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ là thị trường thứ 2 sau Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam. Tháng 6 năm nay, Mỹ tiêu thụ 27 triệu USD cá tra, tăng 22% so với tháng 6/2023, trong khi giảm 9% so với tháng trước đó. Giá trị XK cá tra Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay sang Mỹ đạt 160 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với thị trường Mỹ, XK cá tra Việt Nam sang khối thị trường CPTPP cũng ghi nhận tăng trưởng dương trong nửa đầu năm 2024 với giá trị XK đạt 128 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng tháng 6/2024, kim ngạch XK cá tra sang thị trường này đạt 25 triệu USD, tăng 21% so với tháng 6/2023.

Ngoài ra, một số thị trường đơn lẻ khác cũng ghi nhận tăng trưởng dương nhập khẩu cá tra Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024, bao gồm: Brazil đạt 52 triệu USD, tăng 42%; Thái Lan đạt 30 triệu USD, tăng 9%; Colombia đạt 22 triệu USD, tăng 40%; Ả Rập Saudi đạt 20 triệu USD, tăng 17%...

Theo các doanh nghiệp XK cá tra, trải qua năm 2023 đầy khó khăn, nửa đầu năm nay, toàn ngành đã tập trung và tận dụng mọi cơ hội XK đến các thị trường. Nửa cuối năm nay, dự đoán nhu cầu tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng khi các quốc gia bắt đầu có kế hoạch chuẩn bị cho các lễ hội, kỳ nghỉ. Giá XK cá tra cũng được kỳ vọng sẽ phục hồi và tăng dần. Năm 2024, XK cá tra Việt Nam dự kiến đạt 1,8 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2023.

Doanh nghiệp tôm xây dựng chiến lược riêng

Ngành tôm đang đối mặt với hai vấn đề lớn là giá tôm XK sang các thị trường thấp do phải cạnh tranh với tôm Ecuador, Ấn Độ và dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, chưa được khắc phục, có khả năng gây thiếu nguyên liệu tôm trong nửa cuối năm 2024. Theo quy luật thị trường, kể từ quý 3 trở đi, các nhà nhập khẩu tăng cường mua vào để chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho các dịp lễ, Tết cuối năm. Do đó, giá tôm từ quý 3 trở đi nhiều khả năng sẽ được cải thiện tốt hơn so với hiện tại, nhưng cũng khó có khả năng tăng mạnh.

Đối mặt với rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp XK tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Chẳng hạn như thị trường Hoa Kỳ tuy có sức tiêu thụ lớn, nhưng tôm Việt gặp bất lợi trong cạnh tranh với tôm giá rẻ đến từ Ecuador và Ấn Độ và gần đây là giá cước vận tải tăng mạnh. Do đó, hầu hết DN đều giảm tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này, tập trung cho thị trường gần như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc… Có doanh nghiệp chủ động về hoạt động nuôi, đề ra giải pháp nuôi và thu hoạch, để bán được giá tốt hơn. Trong tháng 6/2024, XK tôm Việt Nam ghi nhận tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái và tăng cao hơn so với tháng trước đó. Giá trị XK tôm trong tháng này đạt 344 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, giá trị XK đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 6%.

Theo các chuyên gia, hiện doanh nghiệp ngành tôm đang nỗ lực tìm động lực tăng trưởng. Trong các mắt xích tạo ra chuỗi giá trị con tôm, các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến khâu chế biến, xuất khẩu. Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, động lực tăng trưởng ngành tôm là coi trọng khâu tìm hiểu, thâm nhập thị trường; lắng nghe nhu cầu, xu thế người tiêu dùng để kịp thời đáp ứng, thu hút. Tuy nhiên, động lực này sẽ bị cản trở nếu giá cả không phải chăng. Đó là nút thắt cổ chai ngành tôm hiện nay, bởi giá thành tôm nuôi của ta còn quá cao, đội giá thế giới. Nguyên nhân giá thành tôm nuôi còn quá cao do nhiều yếu tố, như chất lượng tôm giống, môi trường nuôi, nguồn vốn nuôi…

Theo ông Lực, để vượt qua khó khăn, các khâu chế biến xuất khẩu phải năng động tích cực hơn bao giờ hết như giải pháp nghiên cứu mặt hàng mới, thậm chí đáp ứng từng lễ hội, sự kiện; tìm kiếm khách hàng mới thông qua hoàn thiện mình đáp ứng các yêu cầu của các hệ thống phân phối cao cấp, lớn như thực thi các giải pháp bền vững như lộ trình giảm phát thải, như bảo đảm phúc lợi động vật, như bảo đảm chỉ tiêu sử dụng vật tư tái chế… và cam kết này có bên thứ ba giám sát, chứng nhận…

Nửa cuối năm, doanh nghiệp kỳ vọng các thị trường nhập khẩu chính sẽ có tín hiệu tốt hơn, các vấn đề tồn kho và khó khăn vận tải sẽ giảm bớt, nhu cầu sẽ phục hồi và giá sẽ tăng lại. Nếu tất cả sự kỳ vọng diễn ra theo kịch bản có lợi cho con tôm thì mọi thứ sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, đảm bảo mục tiêu về đích của ngành tôm năm 2024.