【nhận định tỷ số liverpool】Cần lộ trình cụ thể cải thiện chất lượng báo cáo tài chính nhà nước

Chưa trở thành bức tranh tổng thể

Bà Nguyễn Thị Hoài – Cục trưởng Cục Kế toán nhà nước,ầnlộtrìnhcụthểcảithiệnchấtlượngbáocáotàichínhnhànướnhận định tỷ số liverpool Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, để việc triển khai lập báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN) của năm 2021 và những năm tới cải thiện hơn, cần rút kinh nghiệm từ việc lập BCTCNN của những năm trước đó. Thực tế, gần đây nhất là BCTCNN năm 2020 đã cơ bản khắc phục được những tồn tại, hạn chế của 2 báo cáo trước. Cụ thể, các thông tin phân tích, thuyết minh cụ thể hơn cho các số liệu, chỉ tiêu như: thông tin đánh giá về tài sản, làm rõ phạm vi số liệu về tài sản trong báo cáo, bổ sung thông tin chi tiết về hiện vật của một số tài sản kết cấu hạ tầng (đường bộ, thủy lợi, hàng hải); bổ sung thông tin thuyết minh về các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong báo cáo; bổ sung thông tin phân tích, thuyết minh về nợ phải trả của khu vực nhà nước, mối quan hệ với nợ công. Đặc biệt, các thông tin trong BCTCNN năm 2020 được tổng hợp và trình bày theo cơ sở dồn tích, phù hợp với chuẩn mực kế toán công Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế...

Kho bạc Nhà nước đặt mục têu đến năm 2025 vận hành dựa trên dữ liệu số và hoàn thành nền tảng Kho bạc số.
Kho bạc Nhà nước đặt mục têu đến năm 2025 vận hành dựa trên dữ liệu số và hoàn thành nền tảng Kho bạc số.

Tuy nhiên, theo đánh giá từ KBNN, BCTCNN vẫn còn nhiều hạn chế. Đơn cử như báo cáo cung cấp thông tin tài chính của các đơn vị dự toán cấp I còn sai sót dẫn đến thông tin trên BCTCNN chưa được chính xác. Hơn nữa, BCTCNN mới chỉ chủ yếu tập trung tổng hợp số liệu mà chưa chú trọng đến phân tích số liệu. Do đó, BCTCNN chưa thể trở thành bức tranh tổng thể để phản ánh chính xác tình hình tài chính của đất nước.

Cần có lộ trình và thời gian

Việc lập BCTCNN là một nhiệm vụ mới được quy định tại Luật Kế toán năm 2015 và cũng là một nhiệm vụ mới Chính phủ giao cho KBNN thực hiện.

Tại hội nghị tổng kết 3 năm triển khai lập BCTCNN và tập huấn Chế độ kế toán ngân sách nhà nước vừa được KBNN tổ chức mới đây, ông Đinh Văn Nhã – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban tài chính - Ngân sách của Quốc hội, đã đánh giá rất cao quá trình tổng hợp và lập BCTCNN của KBNN trong 3 năm qua. “KBNN đã chủ động, tích cực, kịp thời vào cuộc ngay từ đầu và tập trung tối đa nhân lực cho nhiệm vụ vừa mới, vừa khó này” - ông Nhã cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Nhã, với những tồn tại, hạn chế của BCTCNN hiện nay là rất khó tránh khỏi. Đơn cử như thông tin về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông còn chưa đầy đủ là do loại tài sản này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của khu vực nhà nước nhưng pháp luật về quản lý, sử dụng, báo cáo, hạch toán nhiều loại tài sản này chưa đầy đủ, đồng bộ. Hơn nữa, hiện nay, các chuẩn mực về kế toán công tại Việt Nam chưa được ban hành đầy đủ để làm cơ sở thống nhất các nguyên tắc, chính sách kế toán trong khu vực nhà nước.

Báo cáo tài chính nhà nước năm 2021 đang được thực hiện

Kho bạc Nhà nước (KBNN) vừa có công văn gửi KBNN các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn triển khai lập báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN) tỉnh năm 2021, với 2 phần chính là BCTCNN tỉnh và báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện. Tại công văn này, KBNN hướng dẫn cụ thể, trường hợp các đơn vị phát hiện sai sót trên báo cáo cung cấp thông tin tài chính trước khi BCTCNN tỉnh được báo cáo cấp thẩm quyền, đơn vị gửi lại báo cáo kèm theo thuyết minh về việc điều chỉnh này, KBNN cấp tỉnh điều chỉnh số liệu trên BCTCNN tỉnh theo quy định.

Theo ông Nhã, thông thường các quốc gia, trong đó có Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia, Newzealand… đều cần từ 7 đến 10 năm để chuyển sang kế toán dồn tích và lập BCTCNN. Hơn nữa, BCTCNN lại tương đối rộng, đa dạng và việc tổng hợp để lập thành 1 báo cáo hoàn chỉnh rất phức tạp. Do đó, theo ông Nhã, việc lập BCTCNN tại Việt Nam cần có lộ trình và thời gian. “Có như thế, chất lượng của BCTCNN mới được cải thiện, từ đó giúp tăng tính công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình của nền tài chính quốc gia” - ông Nhã nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết, hiện BCTCNN năm 2021 đang được thực hiện. Để khắc phục các tình trạng, tồn tại nêu trên, cục đang kiến nghị các bộ, địa phương tập trung chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý tài sản có trách nhiệm cập nhật đầy đủ, kịp thời số liệu về tài sản cũng như biến động về tài sản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

Là cơ quan thực hiện tổng hợp, lập BCTCNN, bà Hoài cho biết, KBNN sẽ tiếp tục nâng cấp hệ thống thông tin tổng kế toán nhà nước; đẩy mạnh tự động hóa, giảm thiểu thao tác nhập thủ công trên hệ thống; thiết lập chức năng khai thác, phân tích thông tin báo cáo theo nhiều chiều, đảm bảo tính ổn định và thân thiện với người dùng. Về dài hạn, KBNN tiếp tục hoàn thiện hệ thống theo hướng kết nối/giao diện với hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị thuộc khu vực nhà nước, kết nối với mạng lưới của chính phủ điện tử, tiến tới xây dựng hệ thống dữ liệu tài chính nhà nước tập trung để cung cấp số liệu tài chính nhà nước nhanh chóng, chính xác.