【ketqua ngay mai】Thay đổi hành vi để giải quyết vấn đề rác thải nhựa

thay doi hanh vi de giai quyet van de rac thai nhua

Rác thải nhựa đe dọa môi trường sinh thái của đại dương.

Hàng năm,đổihànhviđểgiảiquyếtvấnđềrácthảinhựketqua ngay mai thế giới sản xuất hơn 300 triệu tấn nhựa, một nửa trong số đó là các mặt hàng sử dụng một lần như túi mua sắm, cốc và ống hút. Chất thải nhựa có thể được tìm thấy ở hầu như tất cả vùng ven biển và ngay cả trong những khu vực sâu nhất của đại dương.

Mỗi năm, hơn 8 triệu tấn chất thải tràn vào đại dương (1 xe tải mỗi phút). Với diễn biến như hiện nay, mức độ ô nhiễm này dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2030. Vấn đề đang hết sức "nóng" trong bối cảnh châu Á thiếu các hệ thống quản lý chất thải rắn hiệu quả và các đô thị ven biển phát triển với tốc độ chóng mặt. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy 90% rác thải nhựa tìm thấy trong các đại dương trên thế giới xuất phát từ 10 dòng sông, trong đó 8 con sông ở châu Á.

Thông qua sáng kiến về Cộng đồng rác thải nhựa trên biển và Duyên hải được hỗ trợ bởi cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính phủ và khu vực ở Thái Lan, Việt Nam, Kenya, Mozambique và Nam Phi để đánh giá tình trạng cũng như tác động của ô nhiễm rác thải nhựa. Công việc này tạo điều kiện cho các kế hoạch hành động quốc gia và hỗ trợ cải cách lập pháp để giảm ô nhiễm biển do rác thải nhựa. IUCN đang làm việc với các chuyên gia phát triển máy tính đo lường và tính toán tuổi đời các loại bao bì, dụng cụ bằng nhựa để giúp các doanh nghiệp sản xuất ra các loại bao bì, dụng cụ phù hợp, giảm ô nhiễm và tác động đối với môi trường.

Với dự án “Rừng ngập mặn cho tương lai”, một chương trình chung của IUCN và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cung cấp tài trợ trên 11 nước, cộng đồng đã bắt đầu phân loại, ủ phân và tái chế chất thải. Dự án cũng kết nối họ với một công ty tái chế lớn mua phế liệu được phân loại, giúp tạo ra thu nhập.

Các giải pháp quản lý chất thải dựa trên cộng đồng được xem là bước quan trọng để giải quyết vấn đề toàn cầu này. Tuy nhiên, các cộng đồng nhỏ không thể đơn độc thực hiện. Các chính phủ nên xem xét để đưa ra khuôn khổ chính sách toàn diện nhằm thu gom và xử lý chất thải hiệu quả hơn, cũng như các ưu tiên tái chế. Các công ty nên được khuyến khích thực hiện các giải pháp để giảm hoặc loại bỏ chất thải nhựa trong chuỗi cung ứng. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng - và cốt lõi của vấn đề - là hành vi của người tiêu dùng, cần thay đổi khi đề cập đến vấn đề nhựa sử dụng một lần.