Việc chuyển đổi 8 dự án cao tốc Bắc-Nam đang được thực hiện như thế nào?ĐềxuấtchuyểndựáncaotốcBắc–Namsangđầutưcôbxh cup fa | |
Hai liên danh nhà đầu tư vượt qua vòng sơ tuyển cao tốc Bắc – Nam, đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn | |
Giải quyết vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc – Nam | |
Muộn nhất tháng 8/2020 phải khởi công 8 dự án cao tốc Bắc – Nam |
Tại tờ trình, Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện các nhà đầu tư cao tốc Bắc-Nam hầu hết gặp khó khăn về huy động vốn tín dụng. Nguyên nhân bởi các dự án BOT, BT giao thông có quy mô và tổng mức đầu tư lớn, thời gian vay vốn kéo dài trong khi nguồn vốn của tổ chức tín dụng chủ yếu ngắn hạn, dẫn đến khó khăn trong cân đối nguồn vốn…
Bộ Giao thông vận tải đã tiến hành sơ tuyển đối với 8 dự án thành phần theo hình thức PPP và có 7/8 dự án có từ hai nhà đầu tư trở lên vượt qua vòng sơ tuyển. Riêng dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết không có nhà đầu tư nào.
Các doanh nghiệp tham gia sơ tuyển chủ yếu là các nhà thầu có năng lực thi công tốt nhưng không có thế mạnh huy động vốn tín dụng, trong khi tỉ lệ vốn tín dụng trong tổng mức đầu tư dự án rất lớn. Trong khi đó, theo quy định, sau khi trúng thầu, nếu 6 tháng nhà đầu tư không ký được hợp đồng tín dụng đủ phần vốn vay để triển khai thì sẽ bị hủy hợp đồng.
Theo kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, nếu đấu thầu thành công, sớm nhất có thể lựa chọn được nhà đầu tư trong tháng 11/2020, đàm phán và ký kết hợp đồng trong tháng 12/2020. Nhà đầu tư có thời gian tối đa 6 tháng để huy động vốn tín dụng. Trường hợp thuận lợi, đến giữa năm 2021 mới có thể huy động được tín dụng và bắt đầu triển khai thi công và giải ngân vốn đầu tư công đã bố trí (55.000 tỉ đồng).
Sau khi hoàn thành, cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ được nhượng quyền thu phí, hoặc tổ chức thu phí để thu hồi vốn. Ảnh: Internet. |
Còn nếu Quốc hội thông qua chủ trương chuyển đổi hình thức đầu tư, dự án có thể khởi công và giải ngân vốn đầu tư công ngay từ tháng 8/020. Việc triển khai đồng loạt toàn bộ 8 dự án trong năm 2020 có thể giải ngân thêm khoảng 11.500 tỉ đồng.
Chính vì vậy, Bộ Giao thông vận tải cho rằng, trong giai đoạn trước mắt, việc chuyển đổi hình thức đầu tư sang đầu tư công sẽ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, giải quyết về công việc và nguồn thu nhập đối với người lao động.
Đặc biệt, các doanh nghiệp trong nước sẽ trực tiếp thi công xây dựng dự án... góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ được nhượng quyền thu phí, hoặc tổ chức thu phí để thu hồi vốn, nên tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, phục vụ nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng trong các giai đoạn tiếp theo.
Đồng thời, việc chuyển đổi sang hình thức đầu tư công còn bảo đảm sự chắc chắn thành công trong quá trình triển khai dự án, giảm tổng mức đầu tư do giảm chi phí lãi vay trong giai đoạn xây dựng, giảm chi phí dự phòng trượt giá do đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Theo tờ trình, tổng mức đầu tư sau khi được điều chỉnh là khoảng 99.493 tỷ đồng (trong đó bao gồm 55.000 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 được xác định tại Nghị quyết số 52).
Như vậy tổng mức đầu tư dự án sẽ giảm được khoảng 19.223 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt tại Nghị quyết 52 (118.716 tỷ đồng). Số vốn còn lại 44.493 tỷ đồng, Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm cân đối, bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải...