【thevang tv tructiepbongda】Phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra của năm 2021

Nghị quyết nêu rõ,ấnđấuđạtmứccaonhấtcácmụctiêuchỉtiêuđãđềracủanăthevang tv tructiepbongda trong thời gian còn lại của năm 2021, để tiếp tục phát huy kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, duy trì đà phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra của năm 2021, đồng thời tạo nền tảng, động lực cho phát triển của năm 2022, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương nghiêm túc thực hiện đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trong đó có các Nghị quyết số 88/NQ-CP, số 128/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong đó chú trọng một số nội dung trọng tâm sau đây:

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao:

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là tại cơ sở; phát huy trách nhiệm người đứng đầu; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác nhưng không lo sợ, hốt hoảng, mất bình tĩnh, thiếu kiên trì, kiên định trong phòng, chống dịch. Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là yêu cầu 5K đối với cá nhân và an toàn COVID-19 đối với cơ quan, tổ chức.

Chỉ đạo hệ thống y tế và chính quyền cơ sở bố trí nhân lực, phương tiện để ghi nhận, tiếp nhận thông tin, kịp thời hỗ trợ và quản lý người nhiễm COVID-19; không để xảy ra tình trạng người nhiễm có yêu cầu nhưng không nhận được hỗ trợ của chính quyền địa phương hoặc cơ sở y tế, khi vượt quá khả năng phải báo cáo ngay Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế để có phương án hỗ trợ, không để chuyển nặng, tử vong vì không được cấp cứu, điều trị kịp thời, không để quá tải hệ thống y tế vì yếu tố chủ quan.

Rà soát, triển khai và thần tốc hơn nữa trong việc tiêm vaccine, bảo đảm tiêm hết cho các đối tượng có chỉ định tiêm chủng nhưng chưa tiêm, nhất là người cao tuổi, người có bệnh lý nền..., chậm nhất phải hoàn thành trong tháng 12 năm 2021; trường hợp khó khăn, vướng mắc, khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết; rà soát, kiểm tra toàn bộ việc bảo quản, tiêm vaccine theo đúng quy định, không để xảy ra các sự cố đáng tiếc do nguyên nhân chủ quan; tiếp tục chuẩn hóa, đồng bộ, liên thông dữ liệu dân cư với thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, xét nghiệm của người dân.

Cấp phát ngay thuốc kháng virus nhanh nhất, sớm nhất cho người nhiễm COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tiếp tục triển khai nghiêm túc, thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp nhiễm COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà và cộng đồng, kịp thời đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu thực tế.

Tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo các Nghị quyết số 68/NQ-CP, số 105/NQ-CP, số 116/NQ-CP, số 126/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; có giải pháp, chính sách phù hợp chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em bị mồ côi, không nơi nương tựa do đại dịch COVID-19. Triển khai hiệu quả các giải pháp thu hút người lao động quay trở lại làm việc, nhanh chóng phục hồi thị trường lao động.

Rà soát, bãi bỏ ngay các biện pháp phòng, chống dịch áp dụng tại các địa phương trái với chủ trương, quy định, chỉ đạo của Trung ương, không để ách tắc lưu thông hàng hóa, cản trở việc đi lại của nhân dân và quá trình khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tập trung các nguồn lực tổ chức lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 theo đúng tiến độ được giao tại Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27/9/2021 của Chính phủ.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ, dự báo chính xác, chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả với diễn biến bất thường của thiên tai, nhất là mưa lũ, sạt lở đất, rét đậm, rét hại, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của nhân dân, bảo vệ an toàn sản xuất, kinh doanh; khẩn trương khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, kịp thời hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho các hộ dân có nguy cơ thiếu đói, không để người dân bị đói, rét, tập trung khôi phục sản xuất ngay sau lũ để sớm ổn định đời sống.

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc phòng, chống dịch tại các địa phương

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn chỉnh, trình cấp có thẩm quyền ban hành Chương trình tổng thể phòng, chống dịch COVID-19 đồng bộ với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch tại các địa phương; kịp thời phát hiện, chỉ đạo bãi bỏ hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền bãi bỏ ngay những biện pháp phòng, chống dịch của địa phương trái với chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, gây cản trở quá trình khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tổng hợp, xác định rõ nhu cầu, thời hạn, thời gian cụ thể cho từng loại vaccine, thuốc điều trị COVID-19 đối với từng địa phương và cả nước. Chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai tiêm vaccine mũi 3 cho các đối tượng, bảo đảm khoa học, hợp lý, an toàn, hiệu quả.

Phối hợp chặt chẽ với các bộ, địa phương để có phương án, kịch bản ứng phó phòng, chống dịch, trong đó có phương án phối hợp, chi viện, hỗ trợ, điều phối chỉ huy phòng, chống dịch trong trường hợp cần thiết, nhất là đối với các địa phương có diễn biến dịch bùng phát phức tạp. Chủ động giám sát, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp cần thiết, hiệu quả để hạn chế nguy cơ của sự xuất hiện biến chủng mới Omicron.

Quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất bằng được vaccine, thuốc điều trị trong nước theo nguyên tắc nội dung, phạm vi thuộc thẩm quyền của cấp nào thì đề xuất cấp đó tháo gỡ. Chủ động tìm kiếm các nguồn cung ứng trong và ngoài nước về vaccine, thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế. Rút gọn tối đa các thủ tục hành chính trong phê duyệt, cấp phép nghiên cứu, sản xuất trong nước đối với thuốc điều trị, vaccine phòng COVID-19, bảo đảm tính khoa học, an toàn, hiệu quả.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương rà soát tổng thể các chính sách an sinh xã hội đang triển khai để kịp thời cập nhật, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế và đề xuất bổ sung các biện pháp mới cần thiết; khẩn trương hoàn thành cơ chế, chính sách điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng phù hợp với diễn biến dịch COVID-19 với điều kiện đảm bảo tổng số giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11. Ảnh: VGP