【soi kèo sturm graz】Khuyến khích nông dân học nghề

Nhờ được học nghề,ếnkhchnngdnhọcnghềsoi kèo sturm graz những nông dân “chân lấm, tay bùn” có thể tự tạo việc làm cho gia đình hoặc vun bồi cho cái nghề vốn theo đuổi cả cuộc đời mình. Đây cũng chính là cơ hội giúp người nông dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Ông Hùng dự định sẽ nuôi cá trê vàng bài bản sau khi lớp học nghề kết thúc.

Những lớp học ý nghĩa, giúp kinh tế gia đình phát triển

Những ngày qua, 25 học viên của lớp nuôi cá trê vàng ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh được các giáo viên hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá và cách phòng ngừa một số bệnh thường gặp ở cá trê vàng theo chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong thời gian một tháng thực học, với phương châm học đi đôi với hành, các học viên vừa học lý thuyết vừa tham gia thực hành tại 3 điểm nuôi cá. Nhờ đó, mọi người nắm bắt được kỹ thuật nuôi một cách dễ dàng. Ông Huỳnh Văn Hùng, một học viên lớp nuôi cá trê vàng, chia sẻ: “Trước đây, thấy người ta nuôi cá trê vàng tôi cũng ham lắm, song do chưa có kinh nghiệm nên chưa dám nuôi. Nhờ tham gia học nghề, được giáo viên tận tình hướng dẫn tôi cũng biết một số kỹ thuật. Với kiến thức được trang bị, sau lớp nghề này tôi sẽ mua cá trê về nuôi, để tăng thu nhập cho gia đình. Tôi hy vọng, mô hình này sẽ giúp kinh tế gia đình tôi phát triển, vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Còn chị Thị Nhượng, ở ấp 6, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy cũng hết sức phấn khởi khi được học nghề chăn nuôi. Nhờ nắm bắt kỹ thuật tiêm phòng cho gà, vịt, nên trong quá trình chăn nuôi, chị có bước chủ động hơn. Theo chị Thị Nhượng, những lớp học nghề như thế này rất ý nghĩa với nông dân. Sau học nghề, mọi người biết được nhiều kiến thức trong việc chăm sóc đàn gia cầm của gia đình. Đặc biệt, biết cách chủ động phòng bệnh cho đàn vật nuôi, nhờ đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trước khi được học nghề chị cũng thường xuyên chăn nuôi vịt, nhưng chủ yếu chăn nuôi theo hình thức thủ công và dựa trên kinh nghiệm cá nhân, không áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh nên hiệu quả mang lại không cao.

Xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, huyện Vị Thủy đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia các lớp đào tạo nghề, nhất là các lớp nghề nông nghiệp. Việc khuyến khích người nông dân học nghề, không chỉ giúp họ nâng cao năng suất trên cùng diện tích canh tác, mà quan trọng là nâng cao được trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề, để ứng dụng vào mô hình thực tế của gia đình. Ông Lý Văn Chi, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Vị Thủy, cho biết: “Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là một trong những giải pháp trong thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. Do đó, chúng tôi thường xuyên phối hợp với các ngành liên quan tổ chức những lớp dạy nghề, đặc biệt luôn khuyến khích nông dân tham gia học nghề. Trên cơ sở đó, giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống”.

Góp phần cơ cấu lại lao động nông thôn

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã mở 46 lớp dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, với các nghề như trồng cây có múi, trồng mãng cầu xiêm, trồng xoài, chăn nuôi heo, gà, vịt, nuôi lươn... Những lớp nghề được mở đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người dân. Nhìn chung, lao động sau học nghề đều áp dụng kỹ thuật vào mảnh vườn, thửa ruộng của gia đình, nhờ đó, mang lại hiệu quả cao trên cùng diện tích canh tác, mà trước đó dù có “còng lưng” họ vẫn chưa làm được như mong muốn. Ông Nguyễn Văn Măng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Việc mở những lớp đào tạo nghề cho nông dân không những giúp các địa phương đạt tiêu chí tỷ lệ lao động qua đào tạo, mà còn góp phần nâng cao giá trị thu nhập cho nông dân, cơ cấu lại lao động nông thôn và đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế của mỗi địa phương. Để việc dạy nghề cho nông dân thực sự hiệu quả, chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát kỹ nhu cầu học nghề của nông dân trước khi tổ chức lớp học. Đồng thời, tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, nhằm giúp mọi người thu được hiệu quả cao trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi”.

Theo ngành chức năng, trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều lao động nông thôn chưa qua đào tạo, do vậy, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và người nông dân nói riêng đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp hiện nay rất cần thiết, đây cũng là vấn đề đã được đề cập trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIII. Theo ông Măng, thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Chính phủ, những năm qua, Chi cục Phát triển nông thôn đã phối hợp với các ban, ngành hữu quan và địa phương tổ chức khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của nông dân, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp dạy nghề một cách hiệu quả và những việc làm thiết thực này sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới!

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020, tỉnh sẽ thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm mới cho lao động, nhất là lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Trong 5 năm, tỉnh sẽ thực hiện đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, giải quyết việc làm cho 75.000 lao động. Chú trọng đào tạo nghề, khuyến khích nông dân học nghề cũng là cách để cơ cấu lại lao động nông thôn, xây dựng được nhiều mô hình bền vững ở các nơi còn khó khăn và đặc biệt là mục tiêu giảm nghèo bền vững….

 

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU