【dự đoán trận chelsea tối nay】Phát triển năng lượng tái tạo cho nuôi trồng thủy sản: Cần cơ chế thông thoáng hơn

Thông tin được các chuyên gia cho biết,áttriểnnănglượngtáitạochonuôitrồngthủysảnCầncơchếthôngthoánghơdự đoán trận chelsea tối nay tại Hội thảo “Tích hợp hệ thống NTTS và năng lượng tái tạo, động lực cho phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam”, diễn ra ngày 11/5 tại TP. Hồ Chí Minh.

Phát triển năng lượng tái tạo cho nuôi trồng thủy sản: Cần cơ chế thông thoáng hơn

Đầu tư cho NLTT là cần thiết

Theo các chuyên gia, mặc dù lợi ích về chi phí từ NLTT vẫn còn ít, nhưng sự thân thiện với môi trường và nhận thức của công chúng đối với các nguồn NLTT có thể dẫn đến sự thay đổi tích cực cho ngành NTTS. Có rất nhiều công nghệ NLTT đã xâm nhập vào lĩnh vực NTTS như máy bơm nước chạy bằng năng lượng gió, hệ thống quản lý nhiệt độ và oxy hòa tan trong ao nuôi sử dụng năng lượng mặt trời, và hệ thống sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời…

Thông tin về cơ hội và triển vọng nuôi trồng thủy sản Việt Nam, ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ NTTS - Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT cho biết: Thế giới hiện có 7,5 tỷ người và đến 2050 là 9,2 tỷ người nên nhu cầu sử dụng thủy sản sẽ tăng theo mức tăng dân số. Đây là cơ hội rất lớn để Việt Nam phát triển nguồn thủy sản, đáp ứng nhu cầu của người dân thế giới.

Trên thực tế, việc NTTS của nước ta đã phát triển mạnh trong mấy năm qua, trong năm 2017, tổng sản sản lượng thủy sản đạt 6,7 triệu tấn với giá trị sản xuất đạt 211.808 tỷ đồng (chiếm 23,6% ngành nông nghiệp). Kim ngạch xuất khẩu của ngành cũng liên tục tăng trưởng qua từng năm, đến năm 2017 đạt trên 8,5 tỷ USD, trong đó đóng góp chủ yếu vào kim ngạch thủy sản là tôm và cá tra (giá trị hai sản phẩm này đạt 5,75 tỷ USD, chiếm 76% kim ngạch NTTS). Sự phát triển của ngành được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa trong thời gian tới (tăng trung bình 8-10%/năm) nhưng ngành này lại đang phải đối mặt với thách thức về biến đổi khí hậu (xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…), sản lượng còn thấp, chi phí sản xuất còn cao… Chính vì thế việc phát triển nguồn điện năng, nhất là NLTT sẽ giúp ngành phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Phân tích cụ thể, ông Cẩn cho biết, hiện nay trong cơ cấu đầu tư nuôi tôm thâm canh chi phí cho điện chiếm tỷ lệ 10%. Ước tính với 1ha tôm thâm canh sẽ cần 50-200 triệu đồng tiền điện/vụ và có khoảng 10-30% diện tích nuôi tôm thâm canh/bán thâm canh bị thiếu điện. “Chúng tôi mong muốn được sự phối hợp của Tập đoàn điện lực Việt Nam và các doanh nghiệp, nhà đầu trong việc đầu tư hạ tầng và cung ứng điện, xây dựng giải pháp an toàn về lao động ngành điện, các giải pháp về tiết kiệm năng lượng; Đặc biệt đầu tư cho phát triển NLTT như điện gió, điện mặt trời, không gian NTTS gắn với điện…”-ông Cẩn nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Vi- Phó Chủ tích Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nêu ý kiến, hiện Trung Quốc đã triển khai dự án điện mặt trời kết hợp với NTTS tại Triết Giang với công suất 200 MW, sản lượng điện 220 GWh, cấp điện cho 100 ngàn hộ. Dự án này có tổng vốn đầu tư khoảng 262 triệu USD, được khởi công vào tháng 6/2016 và đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2016. Ngoài dự án trên tại các nước khác như Thái Lan, Canada… cũng ứng dụng thành công nhiều dự án về NLTT cho ngành thủy sản. Từ kinh nghiệm phát triển NLTT trên thế giới cho thấy, khi áp dụng sẽ tăng hiệu quả tổng thể nhiều hơn gấp 2 lần, ước tăng thu nhập hàng năm khoảng 90-140 nghìn USD (tương đương 2-3 tỷ đồng/ha); Tăng thu nhập cho các hộ dân và phát triển kinh tế nông thôn, tối ưu hóa cơ cấu kinh tế địa phương, bảo vệ môi trường.

Cần cơ chế thông thoáng cho phát triển NLTT

Liên quan đến kế hoạch phát triển NLTT, ông Trần Viết Nguyên, Phó Ban kinh doanh Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)- cho biết, theo Chiến lược phát triển NLTT của Việt Nam đến 2030 tầm nhìn 2050 (Quyết định số 2068/QĐ- TTg tháng 11/2015 của Thủ tướng Chính phủ) thì các đơn vị phát điện có công suất lắp đặt các nguồn điện lớn hơn 1.000MW (Không kể các nguồn điện đầu tư theo hình thức BOT), tỷ lệ điện sản xuất từ việc sử dụng các nguồn NLTT đến 2020 không thấp hơn 3%; năm 2030 không thấp hơn 10% và không thấp hơn 50% vào năm 2050…

Như vậy, EVN và các đơn vị thành viên hiện có công suất lắp đặt trên 1.000MW sẽ triển cần khai dự án đầu tư NLTT để đáp ứng nhu cầu trong chiến lược. “Hiện nay EVN và các đơn vị thành viên đang triển khai các nước Quy hoạch và chuẩn bị đầu tư 23 dự án, tổng công suất khoảng 2.525MW. Về điện gió, EVN đang quản lý vận hành nhà máy điện gió với công suất 6MW trên đảo Phú Quý (tiếp nhận của PVN) và đang nghiên cứu đầu tư một số dự án khác ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên”, ông Nguyên nói.

Theo bà Nguyễn Thị Hiền Trang, Cán bộ dự án Công ty GIZ Việt Nam, hiện nay Canada đã ứng dụng thành công mô hình NLMT trên mặt đất cạnh chỗ nuôi trồng, còn Thái Lan thì ứng dụng các hệ thống phao nổi để nuôi trồng, trong khi đó Trung Quốc thì áp dụng hệ thống lắp trên mặt nước. Tuy nhiên ở Việt Nam, thách thức hiện nay đối với phát triển NLTT chính là vấn đề quỹ đất, ngoài ra đây là khu vực chịu tác động của BĐKH rất lớn nên các doanh nghiệp đầu tư cho NLTT cần đảm bảo hài hòa được các yếu tố này.

Đại diện Sở Công Thương tỉnh Bến Tre cho hay, UBND tỉnh Bến Tre đã cấp chủ trương đầu tư cho 9 nhà đầu tư thực hiện các dự án điện gió với quy mô công suất 470 MW, vốn cam kết trên 940 triệu USD và có 4 dự án điện mặt trời đang trình Bộ Công Thương xem xét bổ sung quy hoạch. Với quy mô công suất từ nguồn NLTT, nếu đuợc triển khai sẽ là cơ hội để tỉnh Bến Tre có điều kiện phát triển ngành công nghiệp sản xuất điện với nguồn năng lượng sạch, không ô nhiễm môi trường.

Mặc dù được quan tâm đầu tư nhưng các dự án triển khai tương đối chậm, chưa đảm bảo tiến độ đề ra, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kêu gọi đầu tư của tỉnh. Nguyên nhân được Sở Công Thương Bến Tre chỉ ra là suất đầu tư dự án điện gió quá lớn so với khả năng tài chính của doanh nghiệp trong nước (bình quân 2 triệu USD/MW). Do vậy cần có sự liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với nhà đầu tư nước ngoài mới có khả năng triển khai được dự án. Thêm vào đó, giá bán điện theo Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg tương đối thấp, chưa được điều chỉnh làm hiệu quả dự án thiếu khả thi, chưa hấp dẫn nhà đầu tư nên các tổ chức tín dụng còn e ngại khi hợp tác tực hiện dự án. Ngoài ra, vấn đề giải phóng mặt bằng cũng là rào cản với các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện.

Nhằm đẩy nhanh các dự án NLTT, Sở Công Thương Bến Tre kiến nghị cấp có thẩm quyền sớm ban hành chính sách điều chỉnh giá mua điện gió tạo sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư để dự án được triển khai nhanh.

Dưới góc độ doanh nghiêp đang thực hiện phát triển NLTT, đại diện EVN cho hay, để phát triển nguồn điện tái tạo theo chiến lược quốc gia và quy hoạch của EVN sẽ cần vốn lớn (theo quy hoạch điện VII giai đoạn 2016 – 2030 cần khoảng 148 tỷ USD, trong đó giai đoạn 2021- 2030 cần 10,8 tỷ USD). Vì thế EVN kiến nghị các thủ tục về xây dựng cơ bản cần thông thoáng hơn, chính quyền địa phương cần hỗ trợ doanh nghiệp khi giải phóng mặt bằng, bố trí quỹ đất... Về phía Trung ương cần có chính sách định hướng và hỗ trợ hợp lý, cụ thể, rõ ràng, toàn diện; cần đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm; đỡ đầu và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư chuyển giao công nghệ nhằm nâng số lượng cũng như chất lượng sản phẩm; Cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về tiềm năng của NLTT; Có cơ chế ưu tiên trong hình thành, phát triển thị trường, trong quy hoạch và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính để thu hút DN đầu tư phát triển NLTT...

Chuyên gia Hiệp hội Năng lượng mới và tái tạo Hàn Quốc (KNREA): Hàn Quốc đã phát triển khá thành công nhiều mô hình, dự án về năng lương mặt trời, NLTT. Từ kinh nghiệm của mình, chúng tôi có thể hợp tác với Việt Nam trong phát triển tích hợp hệ thống NTTS và NLTT, phát triển NLTT trên biển, ao hồ cho NTTS, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tư vấn cho các công ty thực hiện dự án liên quan đến NLTT…