Sau ngày mưa,àngdâuphốcổkhiếnkháchTâybấtngờlịch thi đâu bundesliga nước đọng lại thành các vũng nhỏ. Những đứa trẻ người nước ngoài mải nô đùa, ướt sũng giầy, nước đen bắn cả lên quần áo, mặt mũi. chị Loan gọi lại, chỉ vào cái vòi nước trước cửa nhà, bảo chúng vào đó rửa chân tay.
Gần 40 năm chứng kiến sự phát triển của Hà Nội, chị Trần Thị Loan (SN 1961, Hoàn Kiếm) vẫn nhớ như in những ngày đầu về làm dâu phố cổ.
“Đó là một căn phòng rộng 12m2. 8 người lớn sống cùng nhau. Chồng tôi là con cả. Sau đám cưới, hai vợ chồng được ở không gian riêng là căn gác xép. Tuy nhiên căn gác xép không được lắp đặt kiên cố nên chỉ cần một di chuyển nhẹ cũng tạo nên những tiếng cọt kẹt”, chị Loan nhớ lại.
Trong nhà, để tránh va đầu vào gác xép, các thành viên phải khom lưng mỗi khi đi lại. Cuộc sống khổ cực, thiếu thốn.
Chị Trần Thị Loan (SN 1961, Hoàn Kiếm, Hà Nội). |
Nhiều năm trôi qua, các em của chồng đã xây dựng gia đình, tìm nơi ở mới. Gia đình chị Loan vẫn gắn bó với nơi đây.
Căn nhà tiếp giáp mặt đường nên chị Loan tận dụng bán nước, bán hàng ăn để mưu sinh.
“Công việc không mang lại thu nhập cao nhưng đó là chiếc cần câu cơm của nhiều người dân phố cổ. Khi chuyển đi nơi khác, không gian sinh hoạt có thể rộng rãi thoáng mát hơn nhưng những lợi thế kiếm sống thì không thể bằng nơi này. Nhất là khi nơi đây càng ngày càng đón tiếp nhiều khách du lịch tới thăm quan hơn”, chị Loan chia sẻ.
Nhà chị Loan nằm trên phố Nguyễn Siêu (quận Hoàn Kiếm), cách Hồ Gươm không xa nên việc được tiếp cận, bán hàng và trò chuyện với khách du lịch nước ngoài vốn là chuyện thường ngày của cả gia đình.
Tuy nhiên không giống như cách một số người kinh doanh trên phố cổ đang làm, chị Loan phản đối việc chèo kéo, ép khách phải mua hàng.
“Tôi thấy nhiều người bán hàng cứ lẽo đẽo đi theo khách du lịch để nài nỉ họ. Như vậy là làm phiền họ và vô tình làm xấu hình ảnh của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Với tôi, tôi chỉ mời 1 lần, nếu khách không có nhu cầu, họ từ chối thì không nên chèo kéo nữa”, chị Loan nói.
Nhiều khách Tây được đứng dưới quạt mát trong lúc chờ bạn ở vỉa hè phố cổ. |
Chị Loan còn cho biết, đôi khi sự nhiệt tình của chị với khách Tây còn không cần tính đến yếu tố kinh tế.
“Trước cửa nhà, tôi lắp một chiếc quạt gió. Nhiều hôm thấy khách du lịch đứng nắng để đợi nhau, tôi chỉ họ vào đó để ngồi cho mát.
Lúc đứng lên đi, họ cười tươi, giơ tay chào và nói lời cảm ơn khiến tôi cũng thấy ấm lòng.
Tôi nghĩ, một chút tiền điện không khiến chúng ta nghèo đi nhưng một nụ cười, một lời cảm ơn của họ đã khiến tâm trạng ta vui vẻ để tiếp tục làm việc, mưu sinh. Quan trọng hơn, hành động nhỏ thôi nhưng rất có thể sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp về đất nước trong lòng bạn bè ngoại quốc. Như vậy cũng đáng”, chị Loan bộc bạch.
Với chiếc vòi nước này, chị Loan cũng sẵn sàng cho khách Tây sử dụng khi thấy họ cần. |
Nàng dâu phố cổ cũng cho biết, bên cạnh việc thoải mái cho khách Tây dừng chân ngồi nghỉ mát, chị Loan còn thường xuyên có sự quan tâm, hỗ trợ những vị khách nước ngoài.
“Dạo trước, đoạn đường gần ngã tư, cách nhà tôi không xa chưa được sửa lại. Mỗi khi trời mưa, nước đọng xuống tạo thành vũng nhỏ. Những đứa trẻ Tây đi qua dẫm phải. Nước đen bắn cả lên quần áo, mặt mũi. Bố mẹ chúng loay hoay không biết xử lý ra sao. Tôi lại gọi họ lại, chỉ vào cái vòi nước trước cửa nhà, bảo họ vào đó rửa chân tay.
Hành động nhỏ thôi nhưng cũng khiến cơ mặt của các vị khách ấy giãn ra. Họ rối rít nói lời cảm ơn và tiếp tục cuộc dạo chơi với tâm trạng vui vẻ”, chị Loan nói.
Khi kể những câu chuyện này chị Loan khẳng định, chị không nghĩ những việc làm đó của chị có điều đặc biệt.
“Tôi vẫn làm như vậy bao lâu nay. Có người bảo tôi rỗi hơi lo chuyện bao đồng. Nhưng quan điểm của tôi là giúp được gì người khác thì tôi giúp. Mang lại niềm vui cho người khác cũng khiến tâm trạng mình phấn chấn hơn mỗi ngày. Như vậy, cuộc sống sẽ vui vẻ hơn”, người phụ nữ sinh năm 1961 chia sẻ.
Vừa bán 1 kg mận cho khách Việt với giá 35 nghìn đồng, người bán hàng rong đã hét giá 50 USD (khoảng hơn 1 triệu đồng) khi thấy 3 khách Tây rẽ vào hỏi mua.