Các ống dẫn hướng (trong công nghệ đèn hình - Cathade ray tubes) chiếm 50-70% giá thành của một màn hình ti vi và máy tính. Theúnggiácôngtylớnbịphạttỷnhận định croatia vs tây ban nhao Ủy ban chống độc quyền châu Âu, các tập đoàn này đã gây thiệt hại nghiêm trọng trong hơn một thập kỷ và người tiêu dùng đã phải trả một mức giá quá cao so với giá thực tế.
Ảnh minh họa |
Các công ty này đã cùng thỏa thuận, tìm cách để tránh công bố doanh số bán hàng của ống dẫn hướng sau khi khách hàng chuyển sang dùng màn hình tinh thể lỏng và màn hình plasma, almunia.
Các tập đoàn này đã tổ chức nhiều cuộc họp kín để thao túng giá trên thị trường thế giới đối với các bộ phận đắt tiền của TV và màn hình máy tính. Họ thường gặp nhau tại sân golf để thống nhất về giá, chia sẻ thị trường, phân bổ khách hàng với nhau và hạn chế sản lượng của họ trong suốt một thập kỷ từ năm 1996 đến 2006, một tuyên bố của Ủy ban chống độc quyền châu Âu nêu rõ.
Mức phạt nặng nhất dành cho hãng Philips, Hà Lan là 313,4 triệu euro, tiếp theo là LG Electronics 295,6 triệu euro. Ủy ban châu Âu cũng phạt Panasonic Corp khoảng 157,5 triệu euro, Samsung SDI co Ltd, một chi nhánh của Công ty TNHH Samsung Electronics, cũng được thông báo phải trả 150,8 triệu euro. Ngoài ra, Toshiba Corp bị phạt 28 triệu euro và công ty Technicolor của Pháp là 38,6 triệu euro. Một liên doanh giữa Philips và LG Electronics đã bị phạt tới gần 400 triệu euro. Panasonic và MTPD cũng chịu mức tiền phạt 7,9 triệu euro. Công ty Chunghwa của Đài loan bị "thổi còi" nhưng thoát án phạt vì là công ty đầu tiên tiết lộ vụ việc cho các nhà chức trách.
Sau khi nhận được phán quyết, Toshiba, Panasonic và MTPD cho rằng, kết luận của Ủy ban châu Âu là vô căn cứ và đang xem xét để “phản pháo”.
Ken Hong - phát ngôn viên của LG tại Seoul, Hàn Quốc, cho biết công ty này sẽ có ý kiến sau khi xem xét quyết định của EU. EU cho biết, Samsung SDI, Philips và Technicolor đã nhận được mức giảm tiền phạt để họ hợp tác điều tra vụ việc.
P.V(tổng hợp)