【ket qua giai uc】Xem xét đánh thuế với đất bỏ hoang
Không cấp mới giấy phép khai thác titan
Báo cáo chi tiết của Bộ Tài nguyên và môi trường gửi UBTQVH cho biết,étđánhthuếvớiđấtbỏket qua giai uc 8 tháng đầu năm 2014, Bộ đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra về khai thác nước khoáng, khai thác cát, về việc chấp hành luật khoáng sản. Tình trạng cấp phép khai thác khoáng sản “tràn lan” tại nhiều địa phương đã bước đầu được khắc phục. Tuy nhiên, công tác quản lý cấp phép khoáng sản còn nhiều tồn tại.
Báo cáo thêm trước UBTVQH về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết, qua rà soát gần 1.000 giấy phép khai thác khoáng sản từ năm 2011 đến năm 2012, có nhiều vấn đề tồn tại: đó là cấp phép không đúng thẩm quyền, cấp phép khi không có đăng ký kinh doanh khai thác khoáng sản; không đấu giá, lựa chọn khi cấp phép; không có dự án đầu tư khai thác, quy hoạch được phê duyệt; không đánh giá trữ lượng, báo cáo tác động môi trường…Việc giám sát sau cấp phép là chưa có khiến xảy ra nhiều sai phạm trong lĩnh vực này, gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại phiên họp, nhiều ĐB đã chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường Nguyễn Minh Quang về tình trạng sai phạm trong quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản. Trả lời ĐB Đàm Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) về những vấn đề nóng xung quanh việc khai thác titan duyên hải miền Trung, Bộ trưởng cho biết việc khai thác titan ảnh hưởng đến môi trường rất lớn, sắp tới sẽ không cấp phép mở các khu khai thác titan mới mà chỉ xây dựng khu khai thác tập trung ở Bình Thuận, các khu khác khi hết giấy phép sẽ dừng.
ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) nêu vấn đề việc xử lý vi phạm trong khai thác trái phép khoáng sản lâu nay quá nhẹ, trong khi đây là hành vi rút ruột quốc gia, huỷ hoại đặc biệt nghiêm trọng môi trường, chiếm đoạt quyền lợi của nhân dân. Vì vậy ĐB đặt câu hỏi nên chăng có giải pháp truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô khoáng sản, tội cấp giấy phép trái phép với các mức hình phạt cao.
Đồng tình với quan điểm này, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho rằng việc xử lý vi phạm cần phải nặng hơn nữa trong thu hồi tiền, truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc xử lý cần theo quy định của pháp luật và còn liên quan đến nhiều luật khác, còn ở phạm vi Nghị định chỉ có thể quy định về xử phạt hành chính.
Khiếu nại đất đai giảm về số lượng, tăng về độ phức tạp
Một vấn đề được rất nhiều ĐB quan tâm là việc xử lý tình hình khiếu nại, tố cáo. Tại phiên chất vấn, các ĐB đã đặt câu hỏi về nguyên nhân gây ra tình trạng khiếu nại tố cáo kéo dài liên quan đến lĩnh vực đất đai, biện pháp nào để giảm tỷ lệ 70% khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai, kết quả việc trình thu hẹp dự án đất Văn Giang (Hưng Yên)…
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình hình khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường đã giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn diễn ra gay gắt, tính chất phức tạp; vẫn còn nhiều vụ việc đông người, kéo dài nhiều năm như: khiếu nại, tố cáo của các hộ dân có đất thu hồi để thực hiện dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang (tỉnh Hưng Yên), dự án của Tập đoàn Vinashin (xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương), khiếu nại của các hộ dân phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP. Hà Nội; khiếu nại, tố cáo của các hộ dân xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội… Bộ đã giải quyết cơ bản vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ và rà soát, thống nhất giải quyết 29/30 vụ việc tồn đọng, kéo dài trong 528 vụ việc.
Đối với dự án Văn Giang, Bộ trưởng cho biết sẽ không thu hẹp dự án Văn Giang (Hưng Yên) và dự án vẫn được tiếp tục triển khai. Thời gian qua, Bộ đã tổ chức trả lời người dân về các nội dung liên quan, tình trạng người dân khiếu kiện tại trụ sở Bộ đã giảm, cùng với những biện pháp chủ đầu tư thực hiện nên việc khiếu kiện đã giảm.
Trả lời ĐB Ngô Văn Minh về tình trạng đất chưa sử dụng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết theo kết quả kiểm tra, tính đến ngày 31/12/2013 có 8.909 tổ chức vi phạm với diện tích 137.651 ha. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã xử lý 5.182 tổ chức (đạt 62,60%) với diện tích đất 114.177/137.651 ha (đạt 82,90%). Diện tích chậm đưa vào sử dụng của năm 2013 sẽ được gia hạn 24 tháng nữa, nếu chủ đầu tư vẫn không được đưa vào sử dụng sẽ thu hồi.
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Bộ trưởng cần nỗ lực nhiều hơn nữa để giải quyết các vấn đề đã nêu. Cần ban hành sớm các quy định xử phạt hành chính về đất đai, kịp thời trả lời địa phương để xử lý ngay các vướng mắc.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và môi trường phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu có loại thuế đánh vào việc để đất trống, không sử dụng; đẩy mạnh hệ thống thông tin đất đai; xử lý những tồn tại của nông, lâm trường quốc doanh ; cập nhật đầy đủ tình hình cấp quyền sử dụng đất…
Hoàng Yến