【bảng xếp hạng bundesliga 2022】Xử lý 20 trang thông tin điện tử có biểu hiện 'báo hóa'

(VTC News) -

Trong 290 trang thông tin điện tử tổng hợp,ửlýtrangthôngtinđiệntửcóbiểuhiệnbáohóbảng xếp hạng bundesliga 2022 mạng xã hội bị xử lý khi có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật, có tới 20 trường hợp biểu hiện “báo hóa”.

Ngày 28/11 thông tin từ Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) vừa cho biết, trong năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương đã kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh 236 trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, tài khoản mạng xã hội. Trong đó, xử phạt 46 trường hợp với tổng số tiền phạt là hơn 1 tỷ đồng.

Các Sở Thông tin và Truyền thông địa phương cũng đã thực hiện kiểm tra 1.040 trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, phát hiện, xử lý và chấn chỉnh 290 trang có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật (20 trường hợp biểu hiện “báo hóa”), rà soát xử lý 83 tên miền có dấu hiệu vi phạm (buộc thu hồi 2 tên miền).

Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cũng cho biết thêm, trong năm 2024 Bộ TT&TT tiếp tục duy trì việc đấu tranh, yêu cầu các nền tảng phải ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam.

Kết quả là Facebook đã chặn, gỡ 8.981 nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật Việt Nam (tỷ lệ 94%); Google đã chặn, gỡ 6.043 nội dung vi phạm trên YouTube (tỷ lệ 91%); TikTok chặn, gỡ 971 nội dung vi phạm (tỷ lệ 93%).

Trước những vấn đề còn tồn tại, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long đánh giá, "trong những năm qua tình trạng “báo hóa” trang tin và mạng xã hội đã được Bộ TTTT và Ban Tuyên giáo TW nhận diện, tập trung chấn chỉnh kịp thời với việc triển khai hàng loạt các giải pháp thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí xem xét đình chỉ hoạt động.

Nhờ đó, tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, có lúc, có nơi vẫn còn một số vi phạm mà báo chí, cử tri đã phản ánh".

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long.

Tại Nghị định số 147/2024/NĐ-CP cũng đưa ra những quy định để hạn chế tình trạng “báo hóa” trang TTĐT tổng hợp, mạng xã hội.

Cụ thể, Trang TTĐT tổng hợp chỉ được đăng phát chậm hơn 1 giờ so với tin gốc; lấy nguồn tin từ ít nhất 3 cơ quan báo chí; Trang TTĐT tổng hợp có liên kết với báo điện tử chỉ được sản xuất về một số lĩnh vực nhất định.

Báo điện tử phải chịu trách nhiệm nội dung liên kết; tỷ lệ tin bài liên kết không quá 50% tổng số tin, bài của cơ quan báo chí trong 01 tháng; không sử dụng tên miền, tên trang gây nhầm lẫn báo chí.

Không được cho người dùng bình luận về các tin bài trên trang TTĐT tổng hợp; mạng xã hội không được sắp xếp bài viết của thành viên thành các chuyên mục cố định; không đăng tải, viết bài dưới hình thức phóng sự, điều tra, phỏng vấn và đăng tải lên mạng xã hội.

Đối với tổ chức, doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo nên tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí, không sử dụng những từ ngữ thể gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí.

Chí Hiếu