【ti so bong da hom nay】Điểm sáng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hơn 5 năm chia tách địa giới hành chính,Điểmsngnngnghiệpứngdụngcngnghệti so bong da hom nay huyện Long Mỹ bây giờ đổi khác nhiều. Đường ô tô về trung tâm huyện năm ấy chật hẹp nay rộng thoáng; huyện lỵ khi ấy chưa mấy rõ nét thì nay nhiều gam màu sáng; kinh tế những năm mới chia tách chỉ thuần nông truyền thống thì nay công nghệ cao... dẫn lối.

Bí thư Huyện ủy Long Mỹ Tống Hoàng Khôi (giữa) tham quan Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh, đặt trên địa bàn huyện.

Những bước đi ban đầu

Hỏi ông Tống Hoàng Khôi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Long Mỹ, nếu viết về những cái mới của địa phương thì năm nay điều nào đáng quan tâm, ông trả lời “nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là vấn đề cần bàn”.

Nghe qua có lẽ hơi lạ nhưng với lợi thế là địa phương có Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh trên địa bàn với nhiều dự án được triển khai sẽ là một trợ lực lớn để lan tỏa, nông dân huyện sớm tiếp cận, áp dụng nhanh và cho hiệu quả cao về sản lượng, chất lượng nông sản.

Vụ mùa bội thu của ông Quốc (đứng trước) và bà con ở xóm.

Rồi ngược thời gian một chút thì thấy đây là bước đi trên nền tảng khá vững từ những năm đầu huyện mới chia tách. Cụ thể, chia tách từ tháng 9-2015, đầu năm 2016, trong Nghị quyết năm của Huyện ủy, nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế là ưu tiên chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng phù hợp gắn với hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, an toàn; những năm sau, ưu tiên này vẫn được quan tâm.

Kết quả qua từng năm, bên cạnh mở rộng quy mô trồng trọt, nhiều hộ dân chọn cho mình hướng đi tiến bộ đó là ứng dụng công nghệ để chăm sóc ruộng vườn, từ đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của huyện manh nha. Đến nay, ghi nhận có đến hàng trăm héc-ta đất vườn, ruộng kém hiệu quả được lên liếp trồng bưởi da xanh, mãng cầu xiêm, mít, khóm… cho lợi nhuận cao, thu nhập của nông dân nâng cao rõ.

Bây giờ về huyện, hỏi chỗ nào có mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thì nhiều người biết. Tiến sĩ Lê Hồng Việt, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho hay, tùy từng điều kiện mà nông dân huyện ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, có thể kể đến là công nghệ thông minh 4.0 để đo độ ẩm, theo dõi quá trình sinh trưởng của cây trái hay công nghệ tưới hoặc công nghệ sinh học trong sản xuất nông sản sạch, an toàn.

Rồi ông Việt giới thiệu cho phóng viên nhiều điểm nông dân ứng dụng hiệu quả công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Gặp những nông dân năng động

Có thể gọi họ là nông dân 4.0 nhưng thật sự chưa đến… 4 chấm, song tiên phong như ông Quốc, ông Út thì huyện đánh giá cao.

Ông Trần Phú Quốc, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, có 18 công vườn trồng mãng cầu xiêm đang cho trái rộ. Kể lại hồi năm 2013, khi thấy quanh xóm trồng mãng cầu cho thu nhập cao hơn nên ông làm theo, dần dần 18 công ruộng, vườn tạp giờ xum xuê mãng cầu.

Là nông dân năng động, khi được phổ biến về công nghệ tiên tiến, ông Quốc ứng dụng ngay, bỏ ra 10 triệu đồng mua sắm vật tư rồi kết nối với Trung tâm Khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp tỉnh lắp ráp hệ thống tưới nước thông minh trên mảnh vườn 3 công gần nhà.

Với diện tích này, ông Quốc lắp 200 béc tưới 200 gốc mãng cầu. Bây giờ muốn thì mở điện thoại ra lệnh là tưới, dừng, 15 phút xong cả khu vườn, không như trước đây phải kéo ống tưới nửa ngày chưa xong. “Hôm tháng 11-2020, đi Vĩnh Long, thấy nắng gắt, tôi lấy điện thoại bấm cho “ở nhà nó tưới”, về nhà thấy vườn cây ướt sũng, thật mát mắt, tiện lợi gì đâu”, ông Quốc kể thêm.

So với vườn mãng cầu 15 công còn lại, ông Quốc tưới bằng cách dùng máy dầu bơm và kéo ống nhựa xịt từng gốc thì hệ thống tưới thông minh trên không chê vào đâu được.

Chưa dừng lại ở đó khi đầu năm 2020, ông Quốc phối hợp với cơ quan của ngành nông nghiệp tỉnh lắp đặt hệ thống camera tự động theo dõi quá trình chăm sóc vườn cây. Hệ thống này cứ 15 phút là tự chụp hình gửi về máy chủ, nếu trong chu kỳ cho trái, cơ quan chuyên môn phát hiện ông có xịt thuốc ngoài quy định coi như mãng cầu của ông không được công nhận sạch, an toàn… “Họ làm như vậy giúp mình nâng cao nhận thức hơn trong trồng trọt để cho ra nông sản chất lượng cao nhất phục vụ người tiêu dùng”, ông Quốc nói thêm. 

Vườn bưởi da xanh nhà ông Đặng Văn Út, ở ấp 2, thị trấn Vĩnh Viễn, cũng tương tự với hệ thống tưới thông minh và camera theo dõi 24/24. Hơn thế nữa, vườn nhà ông Út còn có cả hệ thống máy đo độ pH của đất gửi về trung tâm, pH cao thấp như thế nào đều được kiểm tra, điều chỉnh kịp thời.

Là nông dân cần cù, chịu khó nên khi được trao đổi về sản xuất bưởi sạch, ông Út đồng ý với đối tác sử dụng toàn bộ phân, thuốc hữu cơ cho 10 công bưởi của mình. Ông Út nói thêm: “Đơn vị đặt camera quan sát yêu cầu tôi khi pha thuốc xịt bưởi phải đứng ngay đó để được ghi hình, tránh tình trạng tôi sử dụng thuốc không đúng chuẩn. Với hệ thống tưới thông minh, quan trắc tự động, theo dõi xuyên suốt và phân thuốc hữu cơ mà vườn bưởi nhà tôi luôn xanh tốt, trái to khỏe”.

So sánh phương thức canh tác truyền thống và hiện nay của mình, ông Út khẳng định cách làm hiện nay tuy lúc đầu phải học hỏi chút đỉnh nhưng biết rồi khỏe hơn nhiều do công nghệ hỗ trợ đủ thứ. Làm ruộng hồi trước 10 công mỗi năm lời vài chục triệu chứ vườn bưởi bây giờ cho thu nhập 300-400 triệu đồng/năm không khó lắm. 

Với kết quả như trên nên khi hỏi về dự tính sắp tới, ông Quốc và ông Út đều khẳng định sẽ mở rộng diện tích sản xuất, cùng với đó là ứng dụng công nghệ cao trong mảnh vườn mới. Khoe tết này ăn tết lớn, ông Út nói gần cuối năm âm lịch sẽ bán 1 tấn bưởi, bỏ túi 70 triệu đồng; còn ông Quốc thì cầm chắc trong tay 100 triệu đồng tiền lời từ bán mãng cầu.

 

Nông dân nâng cao nhận thức

Ông Lê Hồng Việt đánh giá, do đặc điểm thổ nhưỡng, hạn, mặn ở vùng đất này nên nông dân biết phải làm gì để thích ứng trong làm ra nông sản, nhưng quan trọng nhất là định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp gắn với đầu tư, hỗ trợ cho nông dân đối ứng vốn theo phương thức 5:5.

Cũng từ đó, năm 2020 diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của nông dân Long Mỹ tăng 86ha so năm 2019, đến nay là 188ha, nhiều nhất là ứng dụng công nghệ tưới tự động nước, tự động phân; hai là công nghệ đo ẩm độ, đo nhiệt độ và ứng dụng công nghệ sinh học (bắt đầu khoảng 2 năm nay).

Ông Lê Hồng Việt cho biết thêm, đến cuối năm 2025, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của nông dân huyện sẽ tăng gấp đôi hiện nay về diện tích, sản lượng, số lượng và ứng dụng các loại công nghệ; đồng thời mô hình kinh tế tập thể có ứng dụng công nghệ cao cũng sẽ đi vào chiều sâu. “Từ những định hướng cụ thể của Huyện ủy phù hợp với thực tiễn sản xuất; từ đầu tư, hỗ trợ nông dân thời gian qua và từ nhận thức của nông dân về liên kết, kinh tế nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao là những lý do tôi khẳng định huyện sẽ có những chuyển biến tích cực như trên”, ông Việt nhấn mạnh.

Bí thư Huyện ủy Long Mỹ Tống Hoàng Khôi tin tưởng với nền tảng khá vững, những điểm sáng về nông nghiệp ứng dụng nhiều loại công nghệ, cho ra những nông sản đủ sức cạnh tranh, an toàn; tiềm năng phát triển ở lĩnh vực này còn dồi dào và người dân Long Mỹ luôn biết chịu khó, học hỏi thì Long Mỹ sẽ sớm có thương hiệu huyện nông nghiệp công nghệ cao...

Nhiều tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở huyện

1. Hợp tác xã SEAMAUL, ấp 9, xã Lương Tâm: Trồng dưa lưới, dưa leo, khổ qua trong nhà lưới (3.000m2), lợi nhuận 109 triệu đồng/năm.

2. Hợp tác xã Tiến Nông, ấp 2, thị trấn Long Mỹ: Trồng bưởi da xanh (đang cho trái) trên diện tích 0,4ha.

3. Hộ ông Trần Việt Hải, ấp 7, xã Lương Nghĩa, có tổng quy mô sản xuất 5ha, cho thu nhập 5,7 tỉ đồng/năm: Trồng dưa lưới trong nhà lưới diện tích 5.460m2, thu nhập 600 triệu đồng/năm; nuôi lươn giống trong 135 bể, lợi nhuận trên 5 tỉ đồng/năm; nuôi bò mỗi năm bán 10-15 con và kết hợp nuôi trùn quế.

4. Hợp tác xã mãng cầu xiêm Thuận Hòa, ấp 2, xã Thuận Hòa: Áp dụng công nghệ Autotimelapse (0,5ha) phục vụ truy xuất nguồn gốc trên cây mãng cầu, lợi nhuận 200 triệu đồng/năm.

5. Hộ ông Nguyễn Văn Nông, ấp 6, xã Thuận Hưng: Trồng rau ăn lá các loại trong nhà lưới diện tích 1.000m2, lợi nhuận 50 triệu đồng/năm.

6. Hộ ông Nguyễn Văn Lăng, ấp 6, xã Thuận Hưng: Trồng rau thủy canh trong nhà lưới 200m2, lợi nhuận 50 triệu đồng/năm…

 

NGỌC BÍCH