【bang xep hang chile】Nghệ nhân Mai Anh Thi: Nghề kim hoàn không dành cho những người lười biếng
Ông Mai Anh Thi sinh năm 1967,ệnhânMaiAnhThiNghềkimhoànkhôngdànhchonhữngngườilườibiếbang xep hang chile ngụ tại quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay, ông là người có khả năng chế tác các loại sản phẩm trang sức kim hoàn bằng kỹ thuật thủ công truyền thống từ thiết kế cho đến hoàn thiện sản phẩm bằng sáp, bằng kim loại.
Ông Thi cũng là người có kỹ năng chuyên nghiệp trong các kỹ thuật của một người thợ kim hoàn bậc cao như gắn đá cao cấp, sản phẩm có kết cấu phức tạp; tạo mẫu trên sáp, trên kim loại; làm nguội, làm bóng và đa dạng kỹ thuật khác để tạo ra các sản phẩm trang sức bằng thủ công mang tính thẩm mỹ, sáng tạo và có giá trị cao.
Để có được kinh nghiệm như vậy, ông Thi nói rằng cuộc đời ông gắn bó với nghề kim hoàn đầy vất vả và lắm truân chuyên. Ông nhớ lại, năm 1988 ông bắt đầu theo học nghề kim hoàn ngẫu nhiên khi thế chỗ cho người anh đã đóng tiền học mà không đến lớp. Dùi mài, đục đẽo cả năm trời, ông ra nghề và làm công cho một tiệm kim hoàn ở chợ Tân Định.
Thời đó, dân đa số nghèo, nhiều người chỉ lo cái ăn, ít người mua sắm nữ trang, việc ít nên sự vất vả dồn lên những người thợ. Dù vất vả, nhưng ông cố gắng vừa làm vừa học, nhờ thế nghề đã dạy ông những kỹ năng chuyên sâu mà cha ông đã để lại. Năm 2002, ông trở thành nhân viên của Công ty PNJ và đảm trách khâu chế tác nữ trang. Nhờ khéo tay lại có kỹ năng chuyên sâu, kinh nghiệm về chế tác kim hoàn của ông được nâng cao nhờ tham gia một số khóa học do doanh nghiệp cử đi tham gia.
Chính sự lao tâm khổ tứ với nghề đã giúp ông Mai Anh Thi gặt hái được nhiều thành công với nhiều giải thưởng được trao có giá trị. Chẳng hạn như tác phẩm đoạt giải quán quân như “Tiếng thu”, tác phẩm "Pháo hoa"; tác phẩm “Gốc Hoa” đoạt giải nhì Hội thi Bàn Tay Vàng cấp thành phố; thể loại Vòng cổ được chọn để trưng bày tại Di tích Lịch sử văn hóa Quốc gia Hội quán Lệ Châu - Đền thờ Tổ nghề kim hoàn TP. Hồ Chí Minh…
Năm 2007, Công ty PNJ công nhận ông Thi là cá nhân có nhiều sản phẩm tiêu biểu đã thiết kế, chế tác có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật cao. Năm 2008, ông đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp thành phố; năm 2011 đạt danh hiệu Nghệ nhân Kim hoàn, do Hội Kim hoàn Đá quý TP. Hồ Chí Minh trao tặng.
Đối với nghề kim hoàn, ông Thi tâm niệm rằng, muốn trở thành một người thợ giỏi, bản thân phải kiên trì học hỏi, lao động bằng cả trí lực và sức sáng tạo, đồng thời phải có sự thăng hoa trong tư duy. Làm nghề kim hoàn phải tập cho đôi tay trở nên tài hoa thì mới ‘thổi hồn” vào những sản phẩm mình chế tác.
Nghệ nhân Mai Anh Thi (đứng) hướng dẫn đồng nghiệp chế tác nữ trang theo phương pháp truyền thống |
Theo ông Thi, sự khác biệt của người thợ kim hoàn giỏi với phần còn lại là khả năng đưa ra ý tưởng, đọc bản vẽ và gọt dũa chuẩn xác từng chi tiết. Ngày xưa nghề kim hoàn của ông cha chưa có công nghệ cân chỉnh, hình vẽ 3D nhưng bằng kinh nghiệm nhiều thế hệ truyền nối, các loại nữ trang được mài dũa, cẩn đá chuẩn đẹp đến từng chi tiết nhỏ.
Để làm được như vậy, người thợ kim hoàn thủ công khi xưa đã làm việc với cảm xúc thăng hoa, dồn cả tâm lực cho công việc. Ngày nay, nghề kim hoàn truyền thống vẫn còn được lưu truyền, tiếc rằng tính “ma thuật” của nghề do ông cha để lại đang mai một và không ít người trợ trẻ thiếu sức bền để “dùi mài” kỹ năng nghề, cho dù thời bây giờ họ dễ dàng tiếp cận với công nghệ và điều kiện học hành hơn xưa rất nhiều.