Đó là nội dung được đưa ra tại hội nghị sơ kết chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ (Chương trình 68) giai đoạn 2011-2015,áttriểntàisảntrítuệnapoli vs monza do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức ngày 9-10 tại TP. Hà Tĩnh.
Theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ, qua hai năm ( từ 2011-2013), Chương trình 68 đã tiếp nhận được 144 đề xuất và đã tư vấn, hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế cho 60 giải pháp kỹ thuật, 100 mặt hàng của 15 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia trưng bày, giới thiệu các đặc sản của địa phương được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Hội chợ Thương mại quốc tế EXPO 2012.
Bên cạnh đó, nhu cầu cần hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ của các địa phương, ngành và DN là rất lớn, mỗi năm Chương trình nhận được khoảng 200 đề xuất. Số lượng các Dự án đưa vào danh mục được tuyển chọn chiếm 56,13% tổng số đề xuất. Trên cơ sở danh mục dự án được phê duyệt, có 212 dự án được tuyển chọn, hỗ trợ cho triển khai.
Theo ông Tạ Quang Minh, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, các loại hình đơn vị chủ trì thực hiện dự án thuộc Chương trình 68 giai đoạn 2011-2015 đã có sự dịch chuyển lớn. Điều này cho thấy chương trình đã có sự lan tỏa nhanh và mạnh tới các ngành nghề, lĩnh vực của xã hội, các địa phương, công tác tổ chức triển khai Chương trình bảo đảm cân đối, đa dạng, triển khai đồng đều theo các nội dung của Chương trình. Tính đến hết tháng 8-2013 đã có 34 dự án Trung ương quản lý, trong đó có 16 dự án xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý; 9 dự án phát triển nhãn hiệu chứng nhận; 8 dự án phát triển nhãn hiệu tập thể và 1 dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để quản lý và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Ông Tạ Quang Minh nhấn mạnh, Chương trình 68 đã và đang được triển khai khẩn trương theo đúng mục tiêu, nội dung, kế hoạch được phê duyệt và đã thu hút sự quan tâm, tham gia của các cơ quan, địa phương và cộng đồng DN. Chương trình đã tạo ra một hướng đi mới cho ban ngành, địa phương và các cơ quan trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ cộng đồng DN tạo dựng và phát triển tài sản trí tuệ.
Mặc dù đã đạt được những kết quả khích lệ, nhưng theo ông Tạ Quang Minh, Chương trình 68 vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh và tầm quan trọng của mình. Một số nội dung quan trọng chưa triển khai được như mong muốn, chưa có hoặc chưa có nhiều dự án được phê duyệt như: hỗ trợ áp dụng sáng chế khai thác thông tin sở hữu trí tuệ, định giá tài sản trí tuệ, hỗ trợ trong lĩnh vực bản quyền, cây giống trồng mới, tăng cường hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ…
Nguyên nhân là Việt Nam chưa có nhiều sáng chế có khả năng áp dụng thực tiễn mang lại hiệu quả cao, nhu cầu sử dụng thông tin sở hữu trí tuệ của các DN, viện nghiên cứu, trường đại học… còn thấp. Nhận thức của các DN về vai trò và các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp còn chưa đầy đủ. Một bộ phận không nhỏ các DN, đặc biệt là khối ngành kinh doanh và dịch vụ còn chưa thật sự quan tâm đến việc phát triển tài sản trí tuệ, nên khi bị xâm phạm, hầu hết các DN không đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu xử lý. Do đó, công tác quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cần phải được tiến hành lâu dài, đồng bộ nhiều giải pháp. Đặc biệt, cần bổ sung, cải thiện các chính sách và cơ chế liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong việc thực hiện các chế tài liên quan đến vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Cũng theo ông Đinh Sỹ Nguyên, Trưởng Phòng Quản lý công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh, cần xây dựng hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ đủ mạnh trên cơ sở sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chuyên môn sở hữu trí tuệ và các ngành, cơ quan thực thi (Quản lý thị trường, Hải quan, Công an…) nhằm chủ động và đủ sức đối phó với những vấn đề do mặt trái của tiến trình hội nhập đưa lại như: nạn sản xuất, kinh doanh hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại có thể diễn biến phức tạp trong thời gian tới.
Đồng thời, tăng cường hoạt động tư vấn, hướng dẫn các DN thực hiện xác lập quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước nhằm giúp DN bảo vệ thành quả, uy tín thương mại, giữ gìn thị trường và là căn cứ pháp lý để xử lý khi có hành vi xâm phạm.
Lê Bùi