发布时间:2025-01-10 16:03:09 来源:88Point 作者:Cúp C1
Ngày 08/6/2020,ệpđịnhEVFTAAisẽhưởnglợiaiphảidèchừty.so.truc.tuyen Quốc hội đã chính thức thông qua Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) – EVFTA và theo dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 01/8 tới. Cùng với Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA), Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - EU trong thập kỷ tới cũng như mở ra cánh cửa cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Để làm rõ hơn về tác động của Hiệp định EVFTA, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Quang Hinh – Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT (VNDS).
* PV:Thưa ông, Quốc hội vừa chính thức thông qua Hiệp định EVFTA. Ông có thể cho biết đánh giá khái quát nhất về tác động của Hiệp định này đối với kinh tế Việt Nam?
Mặc dù dự kiến Hiệp định EVFTA tới ngày 01/8 tới mới có hiệu lực chính thức, tuy nhiên TTCK Việt Nam dường như đã phản ánh một phần kỳ vọng về tác động tích cực mà EVFTA mang lại cho các ngành nghề, lĩnh vực và doanh nghiệp được hưởng lợi. Ông Đinh Quang Hinh |
- Ông Đinh Quang Hinh:EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ trong năm 2019. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và EU (28 nước, bao gồm cả Vương quốc Anh) đạt 56,4 tỷ USD trong năm 2019, chiếm gần 11% tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Trong đó, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU trong năm 2019 đạt 41,5 tỷ USD, chiếm 15,7% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu từ EU về Việt Nam đạt 14,9 tỷ USD, chiếm 5,9% tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Việc giảm thuế đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn so với các đối thủ khác như Trung Quốc và các nước ASEAN. Cụ thể, giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU sẽ được hưởng thuế suất thấp hơn 3,5 - 4,2% so với hàng từ Trung Quốc khi khi thuế suất giảm về 0% sau 3 - 7 năm. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia thứ hai ở Đông Nam Á sau Singapore có hiệp định thương mại tự do với EU.
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu EVFTA có hiệu lực trong năm 2019, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU có thể tăng khoảng 20% vào năm 2020, 42,7% vào năm 2025 và 44,4% vào năm 2030 so với kịch bản không có EVFTA.
Đồng thời, nhập khẩu của Việt Nam từ EU cũng sẽ tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. Cụ thể, giá trị nhập khẩu từ EU có thể tăng xấp xỉ 15,3% vào năm 2020; 33,1% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030 so với trường hợp không có EVFTA. EVFTA có thể giúp GDP của Việt Nam tăng 2,2 - 3,3% (cho giai đoạn 5 năm đầu tiên); tăng 4,6-5,3% (cho giai đoạn 5 năm tiếp theo) và tăng 7,1 - 7,7% (trong giai đoạn 5 năm sau đó) so với trường hợp không có EVFTA.
* PV:Hiệp định EVFTA hiện vẫn chưa có hiệu lực tức thì, tuy nhiên, đây là một yếu tố hỗ trợ cho TTCK nhiều phiên vừa qua. Ông đánh giá thế nào về tác động của thông tin này trong ngắn hạn?
- Ông Đinh Quang Hinh:Hiệp định EVFTA dự kiến chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, tuy nhiên TTCK Việt Nam dường như đã phản ánh một phần kỳ vọng về tác động tích cực mà EVFTA mang lại cho các ngành nghề, lĩnh vực và doanh nghiệp được hưởng lợi.
Trong những phiên gần đây, các cổ phiếu của những ngành như thủy sản (tôm, cá tra), dệt may, bất động sản khu công nghiệp, … đã có những phiên giao dịch tích cực nhờ thông tin EVFTA được thông qua. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, đây chủ yếu là tác động tâm lý và diễn ra trong ngắn hạn, chứ kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp chưa phản ánh ngay tức thì đối với thông tin này mà cần thời gian dài hơi hơn (từ 1 năm trở lên).
Do đó, nhà đầu tư cũng cần thận trọng, tránh việc đua theo những “cổ phiếu tăng nóng do yếu tố đầu cơ theo tin” thay vì phản ánh thực tế tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Về trung và dài hạn, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến thực chất doanh nghiệp được hưởng lợi như thế nào và mức độ hưởng lợi ra sao, từ đó diễn biến giá cổ phiếu sẽ đi theo và phản ánh thực chất hơn kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết.
Gần đây, cổ phiếu của các ngành như thủy sản (tôm, cá tra), dệt may, bất động sản khu công nghiệp, … đã có những phiên giao dịch tích cực nhờ kỳ vọng về EVFTA. Ảnh: DM. |
* PV:Theo ông, cổ phiếu những nhóm ngành nào sẽ được hưởng lợi khi Hiệp định này có hiệu lực? Vì sao?
- Ông Đinh Quang Hinh:Theo chúng tôi, cổ phiếu của các nhóm ngành điện tử, thủy sản và dệt may sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định này có hiệu lực.
* PV:Vậy còn ngược lại, cổ phiếu những nhóm ngành nào sẽ bị tác động khi EVFTA có hiệu lực, thưa ông?
- Ông Đinh Quang Hinh:Theo chúng tôi, một số ngành trong nước như dược phẩm, sữa và chăn nuôi sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gia tăng từ các sản phẩm nhập khẩu từ EU khi EVFTA có hiệu lực.
Cụ thể, khoảng một nửa xuất khẩu dược phẩm của EU sẽ được miễn thuế ngay lập tức và phần còn lại được miễn thuế sau 7 năm. Việc giảm thuế nhập khẩu đối với dược phẩm từ EU sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh đối với các nhà sản xuất dược phẩm trong nước.
Thịt heo đông lạnh sẽ được miễn thuế sau 7 năm, các sản phẩm hàng ngày sau 5 năm, thực phẩm chế biến sau 7 năm và thuế suất đối với thịt gà sẽ giảm dần về 0% trong 10 năm. Hiện tại, các sản phẩm chăn nuôi của EU xuất khẩu sang Việt Nam chịu mức thuế từ 10 - 40%. Việc giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm chăn nuôi từ EU sẽ thúc đẩy sự thâm nhập của các sản phẩm này vào Việt Nam và làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với các sản phẩm chăn nuôi trong nước.
Bên cạnh đó, một số nước châu Âu nổi tiếng về các sản phẩm sữa. Việc giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh đối với các nhà sản xuất sữa trong nước.
Tuy nhiên, EVFTA cũng mở ra cơ hội cho các công ty sữa Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với công nghệ sản xuất và nguyên liệu sữa từ châu Âu vốn được đánh giá cao về chất lượng và an toàn thực phẩm, từ đó góp phần cải thiện chất lượng các sản phẩm sữa trong nước.
* PV:Xin cảm ơn ông!
Duy Thái
相关文章
随便看看