【dự đoán kqbd】Doanh nghiệp Nhật đa dạng hóa danh mục đầu tư vào bất động sản

Các nhà đầu tưNhật Bản rất ấn tượng với đà phát triển của Việt Nam

TheệpNhậtđadạnghóadanhmụcđầutưvàobấtđộngsảdự đoán kqbdo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sảntính đến ngày 20/4 đạt hơn 775,6 triệu USD, thông qua 12 dự án, chiếm 14,1% tổng vốn đầu tư. Trong đó, Panasonic tham gia xây dựng Dự án nhà xưởng trị giá hơn 25,5 triệu USD tại Khu công nghiệp Thăng Long II (Hưng Yên). Dự án rộng hơn 21.800 m2 này sẽ được xây dựng từ tháng 1/2023 đến tháng 3/2024 và đi vào hoạt động trước tháng 4/2024.

Trong khi đó, tháng 3 năm nay, Toshin Development (thuộc Tập đoàn Takashimaya) đã hợp tác với Tập đoàn Trung Thủy đầu tư Dự án tổ hợp căn hộ, văn phòng và thương mại tại Hà Nội. Theo ông Toahiteru Sato, Trưởng văn phòng đại diện Toshin Development tại TP.HCM, với mục tiêu trở thành một trong những căn cứ quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu mới và việc Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020, Việt Nam được kỳ vọng sẽ đón làn sóng đầu tư mới, giúp nhu cầu về bất động sản ngày càng tăng cao.

Ông Yoshio Mutara, Chủ tịch Tập đoàn Takashimaya cho rằng, còn nhiều dư địa để công ty này mở rộng danh mục đầu tư ở các phân khúc khác nhau tại Việt Nam. Sau khi đầu tư vào Việt Nam với trung tâm bán lẻ đầu tiên tại TP.HCM vào năm 2016 có vốn đầu tư 25 triệu USD, cuối năm 2020, Takashimaya đã công bố xây dựng hệ thống trường học K-12 trị giá 12,5 triệu USD nằm trong Dự án phát triển Khu đô thị Starlake - Tây Hồ Tây (một trong những dự án khu đô thị có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Hà Nội). Sau hệ thống trường học, Takashimaya sẽ xây dựng một dự án đa chức năng, bao gồm hệ thống bán lẻ trong giai đoạn 2022 - 2025.

Ông Shingu Akihiro, Tổng giám đốc Anabuki Housing Group cho biết, các nhà đầu tư Nhật Bản rất ấn tượng với đà phát triển của Việt Nam, đặc biệt là tốc độ tăng dân số tương đối cao, tốc độ tăng trưởng GDP và đô thị hóa.

Thực tế, các nhà đầu tư Nhật Bản đã quá quen thuộc với phân khúc bất động sản truyền thống của Việt Nam là phát triển chuỗi bán lẻ, nhà ở và khách sạn. Trong đó, ở lĩnh vực bán lẻ, Tập đoàn AEON dự kiến phát triển mạng lưới hiện có từ 6 đến 20 siêu thị tại Việt Nam vào năm 2025, với tổng vốn đầu tư lên đến 2 tỷ USD.

Trong lĩnh vực khách sạn, Tập đoàn Kajima đang cùng Indochina Capital phát triển mạng lưới 20 khách sạn và khu phức hợp du lịch tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, với tổng trị giá hơn 1 tỷ USD trong thập kỷ tới. Khách sạn đầu tiên của chuỗi mang tên Wink Saigon Centre Hotel đã chính thức khai trương vào tháng 3 năm nay. Dự án thứ hai của liên doanh này là Khu nghỉ dưỡng cao cấp Bãi Nồm tại Quy Nhơn (Bình Định) vừa được khởi công vào tháng 4 năm nay.

Ở lĩnh vực nhà ở, các nhà đầu tư Nhật Bản đã tham gia khá sâu rộng. Cuối năm 2020, Công ty TNHH Phát triển bất động sản Nomura Real Estate đã hợp tác với Công ty cổ phần Tập đoàn Ecopark để phát triển khu nhà ở tại khu đô thị phát triển lớn nhất Việt Nam là Ecopark (tỉnh Hưng Yên). Dự án của Nomura sẽ cung cấp 3.000 căn hộ và dự kiến bàn giao cho người mua vào năm 2024-2025. Trước đó, Học viện Y khoa Waseda Nhật Bản cũng lựa chọn Ecopark là nơi xây dựng Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh viện Đại học y khoa Tokyo.

Còn tại TP.HCM, Nomura đã tham gia Công ty cổ phần Phát triển Phú Mỹ Hưng vào năm 2015, từ đó có mặt trong các dự án nhà ở chung cư và cao ốc văn phòng ở TP.HCM. Nomura và Mitsubishi đã cùng với Tập đoàn Vingroup phát triển giai đoạn II của Dự án Vinhomes Grand Park, với vốn đầu tư 100 tỷ yên (tương đương 908 triệu USD) để phát triển 21 tòa nhà ở cung cấp tổng số 10.000 căn hộ ra thị trường.

Trong khi đó, một công ty Nhật Bản khác là Samty Corporation đang hợp tác với Tập đoàn Vingroup để phát triển Dự án Khu dân cư The Sakura nằm trong Khu đô thị Vinhomes Smart City (Hà Nội). Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản khác đã tham gia thị trường bất động sản Việt Nam như Mitsubishi Corporation, Creed Group, Daiwa House Industry, Sumitomo Forestry, Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad.