World Cup

【xem bong da truc tiep.】Tạp bút: Nỗi nhớ ở lại

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C1   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:Ký ức đưa tôi về những ngày giặc Mỹ leo xem bong da truc tiep.

Ký ức đưa tôi về những ngày giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc dữ dội. Gia đình tôi ngày ấy ở ven quốc lộ 1A,ạpbuacutetNỗinhớởlạxem bong da truc tiep. nơi có những đoàn xe đêm đêm chở quân, lương, khí tài rùng rùng chạy qua. Để tránh thương vong cho dân, hợp tác xã đã cắt cho gia đình tôi một gò đất giáp cánh đồng để dời khỏi nơi nguy hiểm. Lúc ấy tôi còn quá nhỏ để cảm nhận những khó khăn, vất vả của một cuộc di dời giữa thời chiến. Chỉ biết rằng khi dọn về ở trong căn nhà lá dựng vội nơi gò đất mé đồng, mấy chị em tôi không còn hay bị mẹ la chạy vào hầm khi nghe tiếng máy bay rèn rẹt trên đầu nữa. Thay vì chui vào hầm thì bờ mương, ruộng lúa chính là nơi ẩn nấp khá an toàn của chị em tôi. Vì thế mà mấy chị em tha hồ chạy nhảy đổ dế, vồ cào cào, châu chấu trên các bờ ruộng, nướng chúng trong những chiếc lò nặn bằng đất thó với những trái sa mọc cháy rừng rực và ăn ngốn ngấu ngon lành.

Hơn nửa đời người gắn bó với mảnh đất mà mỗi sáng sớm mở cửa ra là chỉ thấy màu xanh ngằn ngặt của lúa, cha mẹ đã bươn bả ruộng vườn để nuôi bốn chị em tôi khôn lớn. Năm tháng qua đi, cái gò đất cằn khô ngày nào đã xanh um cây trái. Lớn lên giữa ruộng đồng, chị em tôi đã quen với mùi bùn đất, mùi cỏ cây oải mục mùa cày ải và hương lúa lúc trổ đòng. Tuổi thơ tôi là những tháng ngày đầu đội mũ rơm, chân trần bì bõm giữa cái rét cắt thịt da men theo những bờ ruộng mấp mô để đến lớp học dã chiến đầu làng hay những buổi trưa chang nắng móc cua, bắt cào cào, đầu khét lẹt. Ngày ấy nhà ai cũng đói khổ như nhau nên đám trẻ con chơi với nhau thật bình đẳng. Dẫu khốn khó, chị em tôi đều được đi học đủ đầy. Và rồi khi đủ lông đủ cánh thì tất cả đều bay đi thật xa, bỏ lại cha mẹ già trong căn nhà nhỏ giữa cánh đồng, đêm đêm chỉ nghe tiếng gió vờn trên mái rạ và tiếng côn trùng rỉ rả suốt canh thâu. Không ai chấp nhận cuộc đời cày sâu cuốc bẫm nơi quê nhà nên mấy chị em bàn nhau bán nhà để đưa cha mẹ về phố ở. Thế nhưng cha mẹ tôi thề “có chết cũng chết ở đây” nên đành chịu.

Thật may là mảnh đất của gia đình tôi lại nằm trọn trong dự án khu công nghệ cao của tỉnh. Không còn cách nào, cha mẹ tôi đành phải chấp nhận dời đi. Và bây giờ mảnh đất ấy được đền bù 1 tỷ. Gần hết đời người, chưa bao giờ cha mẹ tôi có trong tay vài chục triệu đồng nên ông bà không hình dung nổi 1 tỷ đồng là bao nhiêu. Chỉ biết rằng tuổi già, bệnh tật và nhất là bây giờ phải giải tỏa làm dự án, ông bà đành phải xa rời mảnh đất đã gắn bó hơn nửa cuộc đời để về gần bên con cháu, gần bệnh viện. Biết thế nhưng ông bà cứ nấn ná thêm được ngày nào hay ngày đó. Khi người ta đã móc đất, san ủi đến sát nhà mà mỗi sáng mẹ vẫn bắt sâu, nhổ cỏ trên mấy luống rau và bắt ngọn cho mướp leo giàn. Gần ngày phải bàn giao mặt bằng, mẹ gọi tôi về. Mẹ không đủ can đảm nhìn người ta dùng máy ủi san bằng nhà cửa và những hàng cây, thành quả hơn nửa đời người mẹ gây dựng.

Tôi đã về lại căn nhà xưa, nơi cất giấu rất nhiều kỷ niệm của gia đình. Con đường sống trâu từ khu dân cư tập trung xuống khu dự án giờ trở thành con đường nhựa thênh thang hai làn xe ôtô chạy. Về gần tới nhà mình mà tôi vẫn ngơ ngác như khách lạ. Nhưng khi đặt chân lên gò đất, nhìn thấy mẹ đang lui cui trong vườn và hơi bùn đất, phân bò xộc vào mũi thì trong tôi dậy lên cái cảm giác thân thuộc ngày nào. Cũng như mẹ, tôi không muốn rời xa căn nhà cũ với những kỷ niệm buồn vui suốt thời thơ ấu. Này là chiếc cối giã gạo, nơi nhiều buổi trưa một thuở, chị em tôi vừa học bài vừa giã gạo. Tiếng chày thậm thịch giọt vào lòng cối để cho ra những mẻ gạo trắng tinh. Này là nơi đặt chiếc chõng tre để chiều chiều cả nhà quây quần quanh mâm cơm rộn rã tiếng thìa cạo cháy dưới đáy nồi của em tôi. Này là chỗ buộc chiếc võng lác thõng từ cột nhà ngang xuống hông bếp, nơi mỗi buổi trưa, bà tôi thường nằm với chiếc quạt mo thi thoảng lại đập phành phạch. Mỗi khi bà đưa võng, tiếng chão buộc võng miết vào guốc rên lên kèn kẹt như tiếng mọt nghiến gỗ. Cha tôi hài lòng vì trước khi bà qua đời, cha đã kịp “lên đời” cho ngôi nhà. Ít nhất bà đã được ở trong căn nhà gỗ lợp ngói âm dương gần một năm rồi mới ra đồng nằm. Bây giờ chỗ của bà là ở cuối gò đất. Cha mẹ tôi nấn ná chưa đi một phần là bởi chưa biết đưa bà đi đâu.

Như kẻ mộng du, tôi cứ đi vòng quanh ngôi nhà, quanh những hàng cây cổ thụ rợp bóng và liếp vườn của mẹ. Chỉ ít hôm nữa thôi, người ta sẽ phá đi ngôi nhà gỗ lợp ngói nhuốm màu năm tháng mà tôi đã sống suốt thời thơ ấu. Người ta sẽ phá đi những cây gần bằng tuổi của tôi. Rồi người ta sẽ xây lên những bức tường dài dằng dặc bằng gạch và xi măng. Vườn cây, ao cá, giếng nước, chuồng bò... rồi sẽ được thay bằng những nhà xưởng, kho hàng, phòng thí nghiệm. Chỉ ít hôm nữa thôi, khi trở về đây tôi sẽ thành khách lạ. Chỉ nghĩ đến đó thôi, lòng tôi đã thắt lại, buồn tê tái. Nhưng mẹ còn buồn hơn tôi. Mẹ ngồi thẫn thờ trước một đống hổ lốn đồ dùng trong bếp. Cái hũ da lươn đựng vừng đã sứt miệng, cái ống thổi lửa bằng thân trúc bóng mồ hôi, mấy chiếc xoong chảo ám đen muội bếp, hòn đá mài dao mòn nhẵn và cả chiếc kiềng bếp đen sì... Đó là những thứ tôi cương quyết bỏ lại vì không dùng đến nữa nhưng hình như mẹ thấy đau trong lòng. Với mẹ, việc phải rời xa ngôi nhà và những đồ dùng quen thuộc đã gắn bó hơn nửa cuộc đời quả là một cuộc dứt áo khó khăn.

Tôi đã an ủi mẹ rằng về phố ở, thứ gì cũng có, cũng sạch sẽ tinh tươm nên mẹ không cần lo lắng. Và tôi đã mua cho mẹ tất cả. Thế nhưng có một thứ mà tôi biết chắc không thể nào tìm được ở nơi mẹ sắp đến. Đó là nỗi nhớ thương mảnh đất mà mẹ đã gắn bó gần nửa thế kỷ. Suốt quãng thời gian dằng dặc đó, dẫu nắng lửa, mưa rào, sương mù, gió bấc... mẹ đã dầu dãi trên mảnh đất này. Thế nên nó không còn là đất. Nó đã trở thành máu thịt, thành hơi thở từng ngày của mẹ. Giờ nỗi nhớ của mẹ ở lại nơi gò đất này, giữa bốn bề thênh thang mây gió. Và tôi thấy dằn vặt vì không mang nỗi nhớ của mẹ đi được. Biết làm sao đây!?        

Linh Tâm

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap