Bằng ý chí tự lực tự cường cùng truyền thống đoàn kết thống nhất,đuangyấybygiờkết quả jordan Đảng bộ và Nhân dân huyện Long Mỹ qua các thời kỳ đã chủ động vận dụng sáng tạo các chủ trương, nghị quyết sát hợp với mọi phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Từ đó giúp cho vùng đất khó chuyển mình.
Một trong những phong trào mang ý nghĩa thiết thực, ghi dấu ấn đậm nét nhất của Đảng bộ và Nhân dân huyện Long Mỹ phải kể đến phong trào thi đua khai phóng bưng biền, cải tạo đất hoang, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Người dân huyện Long Mỹ thi đua xây dựng nông thôn sạch, đẹp. Ảnh: T.T
Dấu ấn thi đua ngày ấy
Vào đầu tháng 2-1976, chấp hành một số mặt công tác lớn của Huyện ủy, các cấp, các ngành và địa phương đã huy động 15.000 quân, dân tham gia đào kênh Mười Thước (Long Mỹ 1), nối từ đoạn cuối kênh Bà Đầm (tại rạch Tràm Tróc, xã Thuận Hưng) đến đầu kênh Thanh Thiên (tại rạch Xẻo Đước, ấp 10, xã Vĩnh Viễn), để dẫn nước ngọt từ Thuận Hưng về xã Vĩnh Viễn.
Cùng với đó, Huyện ủy còn chỉ đạo đắp đập Trà Ban Nhỏ để ngăn nguồn nước mặn từ Ngã Năm lên, giữ nước ngọt tại thị trấn Long Mỹ và phần lớn tuyến hạ nguồn sông Cái Lớn qua các xã Thuận Hưng, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn, Hỏa Lựu, kết hợp công tác đắp đê, làm bờ vùng, bờ thửa, xây cống… trên 80km để ngăn mặn.
Khi ấy, với vai trò Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự huyện Long Mỹ, ông Hai Lành (Huỳnh Ngọc Lành, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang) được giao nhiệm vụ chỉ đạo công tác đào đắp tuyến kênh Mười Thước và đập Trà Ban Nhỏ. Vì thế ông trực tiếp xắn quần xuống địa bàn cùng quân, dân các địa phương tổ chức thực hiện ròng rã các công trình hàng tháng dài.
Ông Hai Lành kể: “Lúc đó chẳng có máy móc gì hiện đại nên việc phóng tuyến chủ yếu dựa vào máy thông tin BRC25 sử dụng trong kháng chiến. Đoạn nào trống thì cho cắm cọc chỉ hướng xa chút, còn chỗ cây lá che phủ nhiều thì cắm gần hơn. Thông qua những cọc định vị có sẵn mà các công trình hoàn thành đều đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật đề ra”.
Chỉ tay ra tuyến đường Tỉnh 930 hiện hữu chạy qua phía trước nhà, ông Ba Trạng (Nguyễn Văn Trạng), nông dân sống cố cựu ở ấp 8, xã Thuận Hưng, nói: “Đó cũng là công trình giao thông ghi dấu ấn đậm nét của tình quân, dân gắn bó xây dựng lộ làng sau những năm đầu giải phóng. Nhưng có lẽ khí thế thi đua làm giao thông - thủy lợi trở nên sôi nổi hơn kể từ thời điểm đất nước bước vào giai đoạn đổi mới toàn diện”.
Thực vậy, bước vào năm 1986, tình hình kinh tế trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng, đời sống người dân nông thôn còn nhiều khó khăn, nhưng chủ trương xóa ngăn sông cấm chợ, giải thể các trạm kiểm soát trên đường giao thông đã làm cho tư tưởng Nhân dân cảm thấy thoải mái, phấn khởi và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.
Từ đó công tác huy động sức dân tham gia thực hiện phong trào thi đua làm giao thông gắn với thủy lợi nội đồng phát triển mạnh mẽ. Tính đến năm 1999, huyện đã hoàn thành chương trình nhựa hóa từ huyện về trung tâm các xã. Long Mỹ được trên đánh giá là một trong những địa phương có phong trào giao thông nông thôn phát triển khá mạnh ở khu vực.
Ông Nguyễn Thanh Tâm, nguyên Bí thư Huyện ủy Long Mỹ, thông tin: “Nếu xét về thành tích thì phong trào thủy lợi kết hợp với giao thông của huyện dẫn đầu toàn tỉnh Cần Thơ lúc bấy giờ, đồng thời được Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải tặng cờ. Ngoài ra, huyện còn vinh dự đón tiếp hàng chục tỉnh bạn và Thành phố Hồ Chí Minh đến tham quan học tập kinh nghiệm”.
Và kinh nghiệm cho hôm nay
Trên nền tảng phong trào thi đua trước đây và linh hoạt vận dụng phương châm chỉ đạo “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, huyện Long Mỹ ngày nay đã tích cực huy động sức người sức của tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống đê bao chống lũ, ngăn mặn kết hợp với hạ tầng giao thông đối ngoại nhằm giúp cho quá trình sản xuất cũng như điều kiện đi lại và giao thương hàng hóa của người dân ngày càng thuận tiện.
Chứng kiến cảnh quê hương chuyển mình nhanh chóng sau 3 năm chia tách huyện, ông Ba Trạng thừa nhận: “Điều kiện sản xuất, đi lại thuận tiện nên người dân giờ đây ai cũng đua nhau làm giàu chính đáng trên chính mảnh vườn, thửa ruộng của gia đình mình. Điều dễ nhận thấy nhất là ven tuyến Tỉnh lộ 930 dẫn về trung tâm huyện, nhà tường kiên cố, khang trang mọc lên ngày càng san sát”.
Bí thư Huyện ủy Long Mỹ Lê Hữu Phước khẳng định: “Địa phương luôn phát huy tốt truyền thống thi đua của huyện Long Mỹ lớn ngày trước. Đồng thời xem đây là giải pháp, tiền đề quan trọng để chúng tôi tranh thủ phát động phong trào thi đua rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội, từng bước giúp Nhân dân vượt qua khó khăn ở giai đoạn đầu chia tách huyện”.
Theo ông Lê Hữu Phước, hiện phong trào thi đua phát triển kinh tế trên địa bàn huyện khá mạnh mẽ. Hầu hết nông dân đều hăng say lao động, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để góp phần gia tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Đáng kể là đến nay, huyện đã hình thành các vùng canh tác nông sản chủ lực tập trung như bưởi da xanh, mãng cầu xiêm, lúa chất lượng cao,...
“Quan điểm chỉ đạo phong trào thi đua tới đây của huyện chính là phải thiết thực, tạo sức lan tỏa rộng khắp từ cán bộ, đảng viên đến quần chúng nhân dân. Trong đó phải làm sao tạo động lực, sinh khí và ý chí phấn đấu vươn lên đối với người dân. Bởi khi người dân có cuộc sống ấm no thì mới có điều kiện đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hương giàu đẹp”, ông Lê Hữu Phước nhấn mạnh.
Đánh giá về phong trào thi đua ái quốc của các địa phương thuộc huyện Long Mỹ cũ, ông Hai Lành cho rằng, giờ đây cả thị xã Long Mỹ lẫn huyện Long Mỹ đều thực hiện phong trào thi đua toàn diện trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Theo đó, trên cơ sở kế hoạch thi đua hàng năm, các địa phương đều đề ra thang điểm đối với từng chỉ tiêu cụ thể mà huyện Long Mỹ cũ đã xây dựng khá hoàn chỉnh.
Cũng theo ông Hai Lành, hoàn cảnh mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển khác nhau nên khó có thể so sánh được khí thế thi đua hồi trước chia tách tỉnh và huyện Long Mỹ so với thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, điều mà thế hệ hôm nay có thể phần nào đánh giá dựa trên một số nét tương đồng đó là cán bộ, đảng viên làm trước rồi huy động sức dân và dựa vào dân để triển khai thực hiện…
Lịch sử Đảng bộ huyện Long Mỹ ghi nhận: Nhờ chủ trương đúng nên “đã mở rộng diện tích lúa sản xuất Hè thu toàn huyện từ 3.000ha năm 1983 lên 11.461ha năm 1989”; hệ thống thủy lợi lúc đó đủ sức phục vụ 11.516ha lúa Hè thu, rồi lên 12.000ha vào năm 1990, đủ khả năng phục vụ sản xuất lúa Đông xuân từ 4.000ha năm 1988 lên 10.000ha năm 1990, năng suất lương thực tăng từ 6,5 tấn/ha lên 7 tấn/ha so năm 1988. Thời gian này, giao thông nông thôn có rất nhiều đột phá với 7/10 xã thông xe 2, 4 bánh liền huyện, 60% ấp có đường nối liền xã. |
Ông Huỳnh Phong Tranh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, khi ấy là Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ (1990-1993), tâm sự: “Chính thôi thúc của chủ trương đổi mới, mở cửa; sự nhất trí, đồng lòng của cán bộ, đảng viên khai phá vùng đất khó thời ấy là hình ảnh đẹp tạo nên sức mạnh tổng lực kiến thiết quê hương. Ngày đó, tôi và anh em cùng chia ngọt sẻ bùi, ăn ngủ với dân. Xẻ kênh, làm lộ dân không ngại hiến đất, đốn cây, bỏ công lao động, bởi dân biết cán bộ mình không tư lợi gì nên hoàn toàn tự nguyện”. |
NGUYỄN NGUYỄN