TheảnhbáoNATOchịuhậuquảthảmkhốcvìhànhđộngởBắcCựcvàUkraine bingdasoo hãng thông tấn RIA Novosti, bà Yulia Zhdanova, quyền Trưởng phái đoàn Nga đàm phán tại Vienna về an ninh quân sự và kiểm soát vũ khí, cho hay "NATO từ lâu đã chuẩn bị cho một cuộc đụng độ vũ trang tiềm tàng với Nga, liên tục đưa ra các phương án có thể xảy ra từ Bắc Cực đến Biển Đen”.
Cũng theo bà Zhdanova, "cùng lúc đó, những bước đi rất khiêu khích đang được thực hiện theo hướng Ukraine. Tầm bắn của các tên lửa được cung cấp đang tăng đều, và lời lẽ về khả năng gửi quân đội NATO đến Ukraine vẫn tiếp tục mà cụ thể là Pháp rất nhiệt tình”.
"'Trò chơi' này có thể mất kiểm soát, và dẫn đến leo thang xung đột với những hậu quả thảm khốc", bà Zhdanova cảnh báo.
Hiện NATO và Bộ Quốc phòng Nga chưa lên tiếng bình luận về thông tin trên.
Theo Newsweek, Bắc Cực trở thành điểm nóng địa chính trị trong những năm gần đây, khi cả NATO và Nga đều đẩy mạnh hoạt động quân sự tại khu vực này. Lý do là Bắc Cực có nhiều nguồn tài nguyên chưa được khai thác, và nắm giữ vị trí quan trọng chiến lược.
Sự cạnh tranh ở Bắc Cực giữa Nga và NATO bắt nguồn từ tầm quan trọng về mặt địa chính trị và kinh tế của khu vực. Tình trạng biến đổi khí hậu đang mở ra những khu vực trước đây không thể tiếp cận ở Bắc Cực để khai thác tài nguyên, và hàng hải. Khi băng tan, các tuyến vận chuyển mới dần xuất hiện, rút ngắn thời gian di chuyển giữa châu Âu, châu Á, và Bắc Mỹ.
Bắc Cực được cho còn có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt, và khoáng sản khổng lồ, khiến nơi đây trở thành tâm điểm lợi ích kinh tế của các cường quốc toàn cầu.
Căng thẳng Nga - NATO càng gia tăng, kể từ khi Moscow triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022. Các thành viên NATO đã nỗ lực cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine. Còn Moscow nhiều lần khẳng định, xung đột Nga – Ukraine đã biến thành cuộc chiến ủy nhiệm giữa Nga và NATO.