Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo các bộ,ầmnhìnvàcơhộimớitrongthuhútđầutưnướcngoànhận định real salt lake ngành, địa phương, các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, hiệp hội các doanh nghiệp, các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tưtrong nước, nước ngoài, các chuyên gia kinh tế.
. |
Theo chương trình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và chủ trì Hội nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu sẽ cùng nhìn lại quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam sau 30 năm, những tác động của đầu tư nước ngoài đối với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tăng cường liên kết vùng. Đồng thời, chia sẻ những cơ hội và tiềm năng đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn tới cùng những thành tựu mà cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại.
Bên lề hội nghị diễn ra triển lãm thành tựu đầu tư nước ngoài trưng bày một số hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, hiện vật nhằm giới thiệu về những thành tựu và kết quả đạt được về thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong 30 năm qua (1988-2018), đặc biệt là những thành tựu trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Hội nghị cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá các chính sách, định hướng chung đối với đầu tư nước ngoài, tiềm năng đầu tư đối với từng ngành, lĩnh vực và địa phương Việt Nam.
Dù chưa thông tin chi tiết, nhưng Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng chia sẻ, thu hút FDI có khả năng sẽ đạt đỉnh mới trong tháng 10, khi hàng loạt dự ántầm cỡ được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Hội nghị Tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết tháng 9/2018, Việt Nam có 26.646 dự án đầu tư nước ngoài có hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 334 tỷ USD vào 19 trong số 21 ngành nghề kinh tế của Việt Nam. Trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất 57.1% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là bất động sản(17.1%), sản xuất và phân phối điện, khí, nước (6.8%).
Hiện có 129 quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Trong đó Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đầu tư gần 117 tỷ USD, chiếm 35% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Singapore, Đài Loan, British Virgin Islands, Hồng Kông.