Thông tư 170 quy định về mức thu,ệphíđổithẻCăncướccôngdânlàđồngthẻnhà cái nào uy tín chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân.
Về đối tượng nộp lệ phí là tất cả công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, thì Thông tư cũng quy định rõ các đối tượng không phải nộp lệ phí.
Cụ thể, các đối tượng không phải nộp lệ phí, bao gồm: Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu; đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi; đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân; công dân đã được cấp chứng minh nhân dân 9 số và chứng minh nhân dân 12 số nay chuyển sang cấp thẻ Căn cước công dân theo Luật căn cước công dân.
Bên cạnh đó, đối tượng được miễn lệ phí gồm: Đổi thẻ khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính; đổi, cấp lại thẻ cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao ...; đổi, cấp lại thẻ cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Về lệ phí, mức thu lệ phí khi đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân là: Đổi: 50.000 đồng/thẻ; cấp lại: 70.000 đồng/thẻ. Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí thẻ Căn cước công dân bằng 50% mức thu.
Thông tư 167 cho biết thêm, lệ phí thẻ Căn cước công dân là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước. Cơ quan thu lệ phí thẻ Căn cước công dân nộp 100% tổng số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2016 và thay thế Thông tư số 155/2012/TT-BTC ngày 20/9/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí chứng minh nhân dân mới./.
D.T