Thanh Lương là xã khá nổi tiếng về quy mô chăn nuôi gà thả vườn lớn và đang hướng tới sản xuất sạch,ảvườnThanhLươngkhẳngđịnhđượcthươnghiệtop ghi ban ngoai hang anh bền vững, mang thương hiệu riêng không chỉ thị xã Bình Long mà còn ở Bình Phước. Hiện nay, tổng đàn gà trên địa bàn xã lên đến hàng triệu con với khoảng 3.500 hộ chăn nuôi theo hình thức thả vườn. Trong đó, rất nhiều hộ nuôi với quy mô trên 20 ngàn con. Con số này tuy chưa lớn so với các trại gà CP của Thái Lan nhưng Thanh Lương là xã có đàn gà thả vườn lớn nhất Bình Phước hiện nay.
Người đầu tiên đặt nền móng cho phong trào nuôi gà thả vườn ở xã Thanh Lương phát triển là ông Ngô Việt Tiến, trú ấp Thanh Bình, hiện là Giám đốc Hợp tác xã nuôi gà Thanh Bình. Gia đình ông Tiến đang có 27 dãy chuồng nuôi theo quy trình VietGAP với tổng đàn hơn 170 ngàn con gà. Ông Tiến cho biết: Tôi đam mê nghề chăn nuôi, nhất là nuôi gà. Đầu năm 2007, sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, tôi bắt đầu làm kinh tế bằng nuôi gà theo mô hình thả vườn.
Một trại nuôi gà của người dân ở xã Thanh Lương (Bình Long)
Để có kết quả như hôm nay, ông Tiến đã trải qua đôi lần thất bại. Nguyên nhân là do chưa nắm rõ hết kỹ thuật, quy trình chăm sóc và nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm nên sau hơn 1 năm, công việc chăn nuôi của ông đạt kết quả tốt, dần đi vào ổn định. Đến năm 2009, ông nuôi gà quy mô lớn; đồng thời nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật các hộ trong xã đầu tư nuôi gà thả vườn. Từ đó, phong trào nuôi gà tại xã Thanh Lương phát triển mạnh. Chính cách làm này đã thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ của người dân Thanh Lương lúc bấy giờ.
Cũng là một trong những nông hộ nuôi gà nhiều năm ở Thanh Lương, trại gà của gia đình ông Đặng Xuân Chinh, ấp Thanh Trung có quy mô 40.000 con/năm. Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, ông Chinh tuân thủ mọi quy trình được hướng dẫn. Đó là con giống phải có xuất xứ rõ ràng, trước khi thả được kiểm dịch, đảm bảo sạch bệnh và có sức khỏe tốt. Quá trình nuôi được ứng dụng công nghệ sinh học, sử dụng các chủng vi sinh vật có lợi nhằm cải tạo môi trường, hạn chế dịch bệnh. Ông Chinh cho biết, mỗi lứa gà nhập chuồng, ông đều có sổ sách theo dõi từ quy trình sử dụng thuốc phòng bệnh đến thức ăn chăn nuôi. Chất thải trước khi xả ra môi trường đều được kiểm soát. Kết quả cho thấy, đàn gà phát triển tốt, đạt tỷ lệ sống cao, môi trường nuôi ổn định, hạn chế tối đa mầm bệnh và dịch bệnh. Chăn nuôi sạch, an toàn và quy mô lớn đem lại hiệu quả cao gấp đôi so với nuôi thả truyền thống. Tuy nhiên, khó khăn nhất của các nông hộ nuôi gà là chưa tìm được đầu ra ổn định.
Hiện nay, trên địa bàn xã Thanh Lương có hơn 10 giống gà khác nhau, trong đó giống gà được các hộ dân lựa chọn nuôi nhiều nhất là gà Bình Định và Cao Khanh bởi cho năng suất cao hơn. Tuy nhiên, người chăn nuôi ở đây đang có những biện pháp tuyển chọn, lai tạo giống gà mới có ưu thế vượt trội để tạo thương hiệu riêng cho Thanh Lương. Làm được điều đó rất cần sự liên kết với các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu gà địa phương, vừa đảm bảo ổn định đầu ra, góp phần giúp người dân yên tâm chăn nuôi. Vì vậy, từ năm 2016-2019, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp chính quyền và Hội Nông dân xã Thanh Lương thẩm định, xây dựng nhãn hiệu tập thể gà thả vườn Thanh Lương. Trong quý 3/2019, Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể gà thả vườn cho Hội Nông dân xã Thanh Lương.
Với nhãn hiệu tập thể này, sản phẩm gà thả vườn và người chăn nuôi ở xã Thanh Lương đã có cơ hội bảo vệ được quyền, lợi ích chính đáng của mình. Đồng thời, đây còn là điều kiện để các hộ chăn nuôi gà trên địa bàn xã mở rộng quy mô, tăng cường đầu tư vốn và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể cho gà thả vườn Thanh Lương còn tạo ra lòng tin và có chỗ đứng vững chắc đối với người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh về sản phẩm đặc thù của địa phương.
Gia Nghi