【tỷ số beijing guoan】Gián đoạn chuỗi cung ứng tạo cơ hội tận dụng "chỗ trống" cho doanh nghiệp Việt Nam

Cơ hội kết nối và đa dạng hóa chuỗi cung ứng cho 4 ngành công nghiệp
Hình thành nhóm doanh nghiệp sản xuất cụm linh kiện tham gia chuỗi cung ứng
Nhiều giải pháp phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch

Cuộc khảo sát có sự tham gia của hơn 9.000 người tiêu dùng trên 25 quốc gia và vùng lãnh thổ,ánđoạnchuỗicungứngtạocơhộitậndụngquotchỗtrốngquotchodoanhnghiệpViệtỷ số beijing guoan trong đó có Việt Nam.

Phản hồi của người tiêu dùng Việt Nam về các vấn đề có ảnh hưởng lớn nhất đến họ khi mua sắm, so sánh với dữ liệu toàn cầu
Phản hồi của người tiêu dùng Việt Nam về các vấn đề có ảnh hưởng lớn nhất đến họ khi mua sắm, so sánh với dữ liệu toàn cầu. Nguồn: PwC

Theo đó, với những người tiêu dùng đang đối mặt với các vấn đề về chuỗi cung ứng, chẳng hạn như thiếu hụt sản phẩm hoặc vận chuyển bị trì hoãn, rất nhiều người nói họ không ngần ngại thay đổi hành vi mua sắm. 37% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ đến các cửa hàng khác nhau để mua hàng hoặc chuyển sang mua sắm trực tuyến. 29% người mua sắm trực tuyến nói rằng sẽ chuyển sang tìm sản phẩm ở cửa hàng bán lẻ và 40% sẽ sử dụng các trang web so sánh để kiểm tra sản phẩm sẵn có.

Tình trạng bất ổn trên toàn cầu và các vấn đề chuỗi cung ứng đang khiến nhiều người tiêu dùng dành nhiều sự quan tâm hơn đối với thị trường trong nước. 8/10 người được khảo sát bày tỏ ý định sẵn sàng trả giá cao hơn mức trung bình cho các sản phẩm địa phương hoặc nội địa.

Cho đến nay, phần lớn người tiêu dùng đang phải đối mặt với mức lạm phát cao hơn. Trên 75% dự kiến ​​sẽ duy trì hoặc tăng mức chi tiêu hiện tại trên hầu hết các danh mục trong 6 tháng tới. 47% người được hỏi mong muốn chi tiêu nhiều hơn cho hàng nhu yếu phẩm, nhưng một số ngành hàng như hàng xa xỉ / cao cấp, ăn uống, nghệ thuật, thời trang… lại bị giảm chi tiêu.

Nhìn chung, sự gia tăng giá của mặt hàng nhu yếu phẩm là vấn đề phổ biến nhất tác động đến trải nghiệm mua sắm. Người tiêu dùng tại Mỹ, Canada, Nam Phi… chịu ảnh hưởng nhiều nhất về tình trạng lạm phát giá cả hàng hóa. Trong khi đó, tại Việt Nam, kết quả báo cáo trong mua sắm tại cửa hàng và trực tuyến đều cũng cao hơn một chút so với mức trung bình toàn cầu.

Phản hồi của người tiêu dùng Việt Nam trước sự gián đoạn chuỗi cung ứng và áp lực lạm phát. Nguồn: PwC
Phản hồi của người tiêu dùng Việt Nam trước sự gián đoạn chuỗi cung ứng và áp lực lạm phát. Nguồn: PwC

Theo ông Mohammad Muddaser, Giám đốc Dịch vụ tư vấn thương vụ, PwC Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam đang áp dụng những cách thức mua hàng mới, đặc biệt là ở các đô thị loại 1. Họ không thỏa hiệp với chất lượng sản phẩm, lựa chọn và dịch vụ thấp hơn mà tích cực chuyển đổi giữa các kênh mua hàng để đảm bảo trải nghiệm mua sắm phù hợp.

“Sự gián đoạn chuỗi cung ứng mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp khi tận dụng những chỗ trống trong cung cấp dịch vụ. Đây sẽ là bài kiểm tra sự nhạy bén và sức bền của doanh nghiệp; đảm bảo giải quyết tình trạng gián đoạn, đáp ứng kỳ vọng và duy trì mối quan hệ với khách hàng”, ông Mohammad Muddaser nhận định.

Ngoài ra, báo cáo của PwC cũng cho biết, các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) tiếp tục ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng. Hơn nữa, người tiêu dùng đã thay đổi lối sống và thói quen mua hàng do tác động của dịch Covid-19. Nhiều thói quen này đã ăn sâu và có thể sẽ duy trì trong 6 tháng tới.