【lịch đá la liga】Nhu cầu nhập khẩu máy móc gia tăng
Nhập khẩu máy vi tính,ầunhậpkhẩumáymócgiatălịch đá la liga sản phẩm điện tử từ Nhật Bản tăng mạnh | |
Miễn thuế NK máy móc, thiết bị thuê mượn thực hiện hợp đồng gia công | |
Việt Nam liên tục đạt các dấu mốc kỷ lục về giá trị xuất nhập khẩu |
Nhiều doanh nghiệp phải chi hàng chục tỷ đồng để nhập khẩu máy móc, thiết bị để đáp ứng yêu cầu từ đối tác. Ảnh: H.Dịu |
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến giữa tháng 3/2023, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 7,34 tỷ USD các mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác. Năm 2022, tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này lên tới 45,1 tỷ USD. Đây là các mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn thứ hai chỉ sau máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Nhiều doanh nghiệp cho biết, đa số sản phẩm máy móc, thiết bị, nhất là dùng để sản xuất sản phẩm có kỹ thuật và độ chính xác cao đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, bởi chất lượng các sản phẩm, máy móc trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Thậm chí, có doanh nghiệp còn chia sẻ, gần như 100% sản phẩm từ ốc vít đến máy móc phải dùng hàng nhập khẩu, có những thiết bị lên tới hàng triệu USD nhưng doanh nghiệp vẫn phải đầu tư với kỳ vọng sản phẩm có thể đáp ứng và gia nhập chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo bà Bùi Thị Hồng Hạnh, Giám đốc điều hành NC Network, doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với việc thiếu thiết bị máy móc để đáp ứng tiêu chuẩn chứng chỉ liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên vật liệu... Đến nay, Việt Nam chưa có một hãng sản xuất máy móc, thiết bị hoàn chỉnh nên các doanh nghiệp phải sử dụng máy cũ nhập khẩu từ nước ngoài như Nhật Bản.
Nói về thực trạng doanh nghiệp, đại diện Công ty Cổ phần Cơ khí Lập Phúc cho biết, đối tác nước ngoài khi nhập khẩu sản phẩm của doanh nghiệp luôn yêu cầu doanh nghiệp phải có nhà máy với máy móc, thiết bị đạt đúng tiêu chuẩn và giá cả cạnh tranh. Vì thế, doanh nghiệp phải nỗ lực để đầu tư, nhập khẩu máy móc của Nhật Bản, Mỹ… cũng như đào tạo nhân sự sử dụng máy móc, dù gặp nhiều khó khăn và thách thức về tài chính, nguồn lực.
Theo các chuyên gia, dự kiến mức chi nhập khẩu máy móc, thiết bị trong năm 2023 sẽ tăng 3-6% so với năm 2022. Do vậy, việc tạo thuận lợi cho nhập khẩu hàng hóa nói chung và máy móc, thiết bị nói riêng liên tục được chú trọng từ cơ quan quản lý cho đến các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa. Trong đó, theo các doanh nghiệp, việc tận dụng các cơ hội trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để nhập khẩu máy móc, thiết bị cũng cần được chú trọng.
Chẳng hạn, nhờ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), doanh nghiệp có thể nhập khẩu nhiều loại thiết bị, máy móc với mức thuế thấp. Ông Đinh Văn Hiến, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn DKNEC cho biết, doanh nghiệp đang có 23 đối tác ở Đức, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch… Nếu như vào giai đoạn trước EVFTA, thuế suất nhập các linh kiện và thiết bị lắp ráp (IKD) rất cao thì nhờ việc giảm thuế từ EVFTA, giá linh kiện và thiết bị IKD xuống thấp, giảm từ 1-10% thuế nhập khẩu, giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chế tạo nhiều sản phẩm rồi xuất ngược sang một số quốc gia.
Bên cạnh đó, vào cuối năm 2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký quyết định quy định hồ sơ, trình tự thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo phương thức đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu đối với doanh nghiệp công nghệ cao hoặc dự án hoạt động ứng dụng công nghệ cao hoặc dự án thuộc đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt theo quy định. Điều này cũng được nhiều doanh nghiệp kỳ vọng giúp giảm thiểu thủ tục hành chính và thời gian thông quan hàng hóa. Bởi với nhiều doanh nghiệp, do nguồn tài chính hạn hẹp, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền đã qua sử dụng từ các nước tiên tiến là giải pháp tối ưu.
Mặc dù các cơ quan bộ, ngành, trong đó có ngành Hải quan được các doanh nghiệp đánh giá cao về tạo thuận lợi cho nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhưng việc chủ động về nguồn máy móc, thiết bị trong nước cần phải được lưu tâm hơn. Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 đã đặt ra yêu cầu, chú trọng nội địa hoá chuỗi cung ứng các ngành công nghiệp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tăng cường tính tự chủ, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hơn nữa, theo nhiều nhận định, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị giá rẻ, công nghệ lạc hậu có thể khiến sản phẩm của Việt Nam càng trở nên khó cạnh tranh và tạo thành nguy cơ khiến nước ta trở thành “bãi thải công nghệ”, ảnh hưởng xấu tới môi trường và xã hội.