【kết quả randers】Nên hạn chế đưa hàng hóa vào Danh mục kiểm tra chuyên ngành
Để thực hiện quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP,ênhạnchếđưahànghóavàoDanhmụckiểmtrachuyênngàkết quả randers Bộ Tài chính đã có đề nghị đối với các bộ, ngành trong việc ban hành Danh mục hàng hóa phải kiểm tra sao cho trọng tâm, trọng điểm, tránh ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu. Đồng thời Bộ Tài chính cũng hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn thủ tục XK, NK hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan để lấy ý kiến.
Dự thảo Thông tư quy định nếu DN bảo quản hàng hóa không đúng quy định, tự ý đưa hàng hóa ra lưu thông, sử dụng; Nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan được gia hạn thêm thời gian, sẽ không được đưa hàng về bảo quản trong thời hạn một năm. |
Việc ban hành Danh mục hàng hóa phải kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan (gọi tắt là kiểm tra chuyên ngành) là trách nhiệm của các bộ, ngành. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác quản lý của cả cơ quan Hải quan cũng như các bộ, ngành không gây ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu, Bộ Tài chính cho rằng, việc đưa một loại hàng hóa vào Danh mục cần xem xét đến sự cần thiết phải kiểm tra trước thông quan và khả năng kiểm tra của bộ máy kiểm tra hiện tại để nâng cao tính khả thi của quy định. Danh mục cần hạn chế để kiểm tra trọng tâm, trọng điểm; có hiệu quả cao, không gây quá tải cho cơ quan kiểm tra.
Đối với hàng hóa không cần thiết phải kiểm tra trước khi thông quan, theo Bộ Tài chính nên chuyển sang quản lý, kiểm tra trước khi đưa vào lưu thông, tiêu thụ. Đơn cử như việc kiểm dịch có thể thực hiện tại khu cách ly trong nội địa; kiểm tra máy móc thiết bị sau khi lắp đặt, chạy thử; kiểm tra hàng hóa trước khi lưu thông sử dụng. Khi các bộ, ngành thực hiện công bố các loại Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành và phương án quản lý, Bộ Tài chính sẽ đưa ra các biện pháp phối hợp để quản lý, kiểm tra đối với hàng hóa này như: niêm phong bàn giao, cung cấp hồ sơ NK, cung cấp thông tin qua mạng…
Cùng với các biện pháp quản lý của cơ quan Hải quan, theo Bộ Tài chính, để tránh ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu, các bộ, ngành cần tăng cường bộ máy, trang thiết bị để kiểm tra trực tiếp tại cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa XNK lớn. Cùng với đó là tăng cường thu thập thông tin, áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hàng hóa để kiểm tra chọn lọc.
Chỉ kiểm tra trực tiếp các đối tượng có độ rủi ro vi phạm cao, áp dụng rộng rãi việc miễn kiểm tra hoặc chỉ kiểm tra hồ sơ ra kết luận cho các đối tượng ít có nguy cơ vi phạm. Việc tăng cường ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong kiểm tra hàng hóa với các nước có khối lượng trao đổi thương mại hai chiều cũng là việc các bộ, ngành cần thiết triển khai để giảm số lượng, chủng loại hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, tạo thuận lợi cho hàng hóa khi thông quan.
Cùng phối hợp quản lý
Cùng với việc đề nghị các bộ, ngành triển khai các giải pháp trong quản lý hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, hiện Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn thủ tục hải quan XNK hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan (theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 4 Nghị định 187/2013/NĐ-CP năm 2013 của Chính phủ). Trong dự thảo Thông tư, các loại hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành ngoài việc thực hiện theo quy định chung về thủ tục hải quan hàng hóa XK, NK phải thực hiện các quy định kiểm tra chuyên ngành. Thủ tục đối với hàng hóa phải kiểm tra tại cửa khẩu và trong nội địa được quy định rõ.
Liên quan đến hàng hóa NK thuộc Danh mục phải kiểm dịch, Bộ Tài chính dự kiến đưa ra quy định, nếu hàng hóa được kiểm dịch tại cửa khẩu, người khai hải quan phải nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch cho chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục NK hàng hóa. Trong trường hợp hàng hóa được kiểm dịch tại địa điểm kiểm dịch trong nội địa (khu cách ly kiểm dịch, kho bảo quản hàng hóa của người khai hải quan).
Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục NK căn cứ xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại giấy đăng ký kiểm dịch, giấy phận chuyển hàng hóa, giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch hoặc giấy tờ khác có liên quan đến yêu cầu kiểm dịch để giải quyết cho người khai hải quan đưa hàng hóa về địa điểm kiểm dịch để kiểm dịch và chờ kết quả. Cơ quan, tổ chức cho phép đưa hàng hóa về nơi kiểm dịch có trách nhiệm theo dõi, giám sát, quản lý hàng hóa trong quá trình kiểm dịch và chờ kết quả kiểm dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chi cục Hải quan làm thủ tục xác nhận thông quan cho hàng hóa sau khi người khai hải quan nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch.
Đối với hàng hóa NK phải kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật được kiểm tra tại cửa khẩu, người khai hải quan phải nộp thông báo kết quả kiểm tra đạt yêu cầu NK cho chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục NK hàng hóa để làm thủ tục thông quan hàng hóa. Với một số trường hợp như xe ô tô, xe hai bánh gắn máy, xe chuyên dùng, thang nâng người, máy móc thiết bị, người khai hải quan có yêu cầu đưa hàng về bảo quản để kiểm tra và chờ kết quả kiểm tra, cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất việc bảo quản hàng hóa của người khai hải quan.
Với các loại hàng hóa khác, người khai hải quan sẽ được mang về bảo quản nếu đáp ứng một trong hai điều kiện: Được cơ quan Hải quan tại địa bàn bảo quản hàng hóa đồng ý tiếp nhận giám sát hàng hóa đưa về bảo quản, địa điểm bảo quản phải đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan hoặc được cơ quan kiểm tra chuyên ngành đồng ý tiếp nhận giám sát hàng hóa đưa về bảo quản. Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng quy định rõ trách nhiệm giám sát của cơ quan kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa đưa về bảo quản.
Tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, đã quy định, hàng hóa XNK phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Danh mục hàng hóa phải tiến hành kiểm dịch trước khi thông quan; quy định thủ tục, hồ sơ kiểm dịch và tiêu chuẩn cụ thể các loại hàng hóa thuộc danh mục này. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng quản lý công bố Danh mục hàng hóa XNK phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan và hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra, xác nhận chất lượng hàng hóa XNK. |
Ngọc Linh