【trận đấu atalanta gặp inter milan】Đăng ảnh người khác lên Facebook sẽ bị xử lý như thế nào?

“Bệnh ném đá hội đồng”

Vẫn biết rằng,c ltrận đấu atalanta gặp inter milan khi đăng tải những bức ảnh của cá nhân, tập thể, hay lời tâm sự, phần lớn những người chụp ảnh, viết tâm sự đều có chung một suy nghĩ, một hy vọng rằng sau đó họ sẽ nhận được những lời tán dương, ngợi khen và thậm chí là cả lời sẻ chia từ người thân, bạn bè ở trong và ngoài nước. Xuất phát từ suy nghĩ này nên có rất ít người vẫn vô tư đăng ảnh của mình chụp chung với người thân, đồng nghiệp và thậm chí cả với những người mới quen biết sau một hội nghị của ngành hay sau một chuyến du lịch, một kỳ nghỉ... Đây là những người chỉ nhận thấy ưu điểm, tiện ích của các trang mạng xã hội, nhưng họ chưa lường hết những việc xấu có thể xảy ra. Thực tế cũng đã có không ít người nhận được phản hồi tiêu cực từ việc làm nêu trên. Và khi vướng vào rắc rối này thì không phải ai cũng đủ can đảm, tự tin để đối phó với làn sóng phản ứng từ bạn bè, đồng nghiệp và xã hội.

Trên thế giới đã có nhiều trường hợp người đăng ảnh bị kẻ xấu lấy ảnh rồi lắp ghép, chỉnh sửa... nhằm bôi nhọ hình ảnh khiến nạn nhân xấu hổ, tự ti đến mức phải bỏ công sở, trốn khỏi nhà, thậm chí đã có không ít trường hợp quẫn trí rồi tự tử. Và đã có những cái chết đau lòng chỉ vì không chịu nổi áp lực từ mạng xã hội ngày càng nhiều. Qua đó đã gióng lên hồi chuông báo động về cách hành xử trên thế giới ảo. Hai vụ dưới đây đã được Báo Thanh Niên đăng ngày 2-11-2015, là minh chứng: Tháng 6-2013, P.U.N, nữ sinh lớp 12 của một trường THPT ở Đà Nẵng đã uống thuốc an thần tự tử. Người nhà N may mắn phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời. Nguyên nhân được tiết lộ sau đó, chỉ vì N bị trang Fanpage B.M.T.C.C.H.Đ.T. viết bài vu khống để thóa mạ, bôi nhọ lên Facebook. Nhiều dân mạng đã a dua chỉ trích, xúc phạm N thậm tệ. Quá mệt mỏi, N tìm đến cái chết.

Nạn nhân kế tiếp của mạng xã hội là em N.T.C.L khi đó là nữ sinh lớp 12 của một trường THPT ở huyện Thạch Thất (TP. Hà Nội), đã bị bạn cùng lớp ghép ảnh chân dung vào ảnh một cô gái mặc áo cổ rộng rồi đăng lên Facebook. Các thành viên trên mạng xã hội này đã vào giễu cợt, thậm chí miệt thị L, khiến nữ sinh này uất ức tự tìm đến cái chết vào ngày 27-6-2013. Cộng đồng trên Facebook chỉ là thế giới ảo, thế nhưng lỡ ai đó “không may” lại trở thành nhân vật để các trang, nhóm Facebook trêu đùa hoặc lấy hình ảnh để bôi xấu... và nếu không tỉnh táo để tìm cách tháo gỡ sự việc thì có thể rất dễ sẽ trở thành những nạn nhân tiếp theo của thế giới ảo. Như vậy, mạng xã hội tuy ảo nhưng thật, đôi khi những cái like (thích), share (chia sẻ) hay comment (bình luận) có thể trở thành những viên đá ném chết người. Chính vì vậy, đã có nhà tâm lý cho rằng trong xã hội hiện nay có một bộ phận dân mạng ngày càng bị nhiễm “bệnh ném đá hội đồng” người khác.

Tự ý đăng ảnh người khác sẽ bị xử lý như thế nào?

Cho đến bây giờ vẫn còn có không ít người đặt câu hỏi rằng, hành vi tự ý đăng tải ảnh hoặc thông tin cá nhân của người khác mà chưa được sự đồng ý của người đó thì cá nhân, tổ chức đăng tải có bị xử phạt hay không? Câu trả lời là có, bởi tại Khoản 5 và Khoản 8, Điều 9 của Luật Báo chí hiện hành đã quy định cụ thể về các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật (Khoản 5). Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án (Khoản 8).

Cao hơn nữa, tại Điều 32 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể như sau: Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình và việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý... Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định pháp luật.

Về hình thức xử phạt hành chính đối với người có hành vi vi phạm nêu trên được quy định tại Điểm e, Khoản 2, Điều 8, trong Nghị định số 159/2013/NĐ-CP. Theo đó, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với một trong các hành vi đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu mức độ ảnh hưởng của việc đăng tải hình ảnh gây ra hậu quả nghiêm trọng thì áp dụng Điểm b, Khoản 4, Điều 8 của nghị định này về hành vi “đăng, phát thông tin xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”, với mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cho những hành vi vi phạm này là buộc phải cải chính, xin lỗi.

Đối với những cá nhân thực hiện hành vi đăng tải hình ảnh của người khác trên trang mạng xã hội như Facebook... thì bị xử phạt theo Điểm e, Điểm g, Khoản 3, của Điều 66 trong Nghị định số 174/2013/NĐ-CP. Theo đó, mức phạt từ 10-20 triệu đồng được áp dụng đối với các hành vi như thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định pháp luật; hoặc cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 4, Điều 2 của Nghị định số 28/2017/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 5-5-2017, thì mức phạt từ 15-20 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với các hành vi: Sửa chữa, ghép ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa; vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

Như vậy, luật pháp hiện hành đã quy định rất cụ thể về những hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng hình ảnh của cá nhân, cũng như những lời bình phẩm trên các trang thông tin cá nhân và các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram... Đồng thời, pháp luật cũng quy định rõ về mức phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực này. Mong rằng sẽ không còn ai bị phạt vì thiếu hiểu biết hoặc dại dột mà mắc phải “bệnh ném đá cộng đồng”.

 Thúy  Ngọc