Mặc dù Facebook đã được khôi phục sau khi bị sập vào tối 5-3 khiến các tài khoản bị đăng xuất,ẩntrọngnhữnglsquomờichagraveorsquokhocirciphụctagraveikhoảnFacebookbịlỗkqbd psv nhưng từ đó đến nay, vẫn thường xuyên xuất hiện lời mời chào hỗ trợ đăng nhập lại. Theo chuyên gia Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ, Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam - NCS, người dùng cần phải hết sức cảnh giác với các dịch vụ “ăn theo” mà mục tiêu không gì khác ngoài lừa đảo và tấn công mạng.
Cụ thể, trong vòng ít ngày, 2 sự cố liên tiếp đã xảy ra với Facebook, nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới. Đầu tiên là lỗ hổng zero-day cho phép tin tặc có thể chiếm quyền điều khiển tài khoản từ xa mà không cần người dùng phải thao tác. Sau đó, đỉnh điểm là sự cố sập mạng Facebook trên toàn cầu đêm 5/3.
Ông Vũ Ngọc Sơn phân tích, thông thường, tin tặc sẽ rất "nhạy cảm" với các sự kiện kiểu như trên. Sẽ có nhiều hình thức ăn theo như "hướng dẫn đăng nhập Facebook khi gặp lỗi", "cách khôi phục mật khẩu nhanh nhất"... được đưa ra. Nếu không cảnh giác, người dùng có thể làm theo hướng dẫn và truy cập vào các website lừa đảo, từ đó bị mất thông tin tài khoản, mật khẩu.
Để phòng tránh, theo chuyên gia bảo mật NCS, trong mọi tình huống, người dùng cần bình tĩnh. Nếu người dùng tự nhiên không đăng nhập được tài khoản Facebook thì hãy chậm lại một chút, không vội vàng tìm cách đăng nhập trở lại hay khôi phục mật khẩu ngay mà có thể hỏi thêm bạn bè mình có gặp hiện tượng tương tự không. Nếu nhiều người cùng gặp sự cố tương tự thì nên đợi để nhà cung cấp dịch vụ đưa ra thông báo và giải quyết sự cố.
Chia sẻ về các vấn đề liên quan tới sự cố của Facebook, chuyên gia của dự án Chống lừa đảo cũng đưa ra khuyến nghị về việc người dùng cần nên thận trọng. Theo chuyên gia bảo mật thuộc dự án Chống lừa đảo, người dùng không nên tin vào các thông tin chưa được xác minh, kiểm chứng trên mạng. Tội phạm mạng sẽ không ngần ngại bịa đặt câu chuyện, lợi dụng tâm lý và lòng tin của người dùng để chiếm đoạt tài khoản, mật khẩu, và các thông tin cá nhân khác.
Để phòng tránh, trong mọi tình huống, người dùng mạng xã hội cần bình tĩnh. Nếu không đăng nhập được tài khoản Facebook, thay vì vội vàng tìm cách giải quyết bằng việc đăng nhập trở lại hay khôi phục mật khẩu, hãy chậm lại một chút.
Trong khoảng thời gian đó, người dùng có thể tham khảo bạn bè và người thân xem họ liệu có gặp phải tình huống tương tự hay không. Trong trường hợp nhiều người cùng gặp phải vấn đề, người dùng nên đợi để nhà cung cấp dịch vụ đưa ra thông báo và giải quyết sự cố, thay vì tìm đến các dịch vụ vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro trên môi trường mạng.
Ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho rằng, Facebook gặp lỗi kỹ thuật khiến nhiều người dùng bị đăng xuất khỏi tài khoản, nhìn từ góc độ an toàn thông tin, đây là tín hiệu tích cực với người dùng mạng xã hội Việt Nam. Hiện Việt Nam có hơn 70 triệu người dùng Facebook. Do đó, sự cố sập mạng Facebook tối 5/3 gây bất tiện cho không ít cá nhân, tổ chức sử dụng mạng xã hội này.
Tuy nhiên, từ góc độ an toàn thông tin, ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho rằng: “Hầu hết mọi người đều chưa dùng biện pháp xác thực hai bước để bảo vệ tài khoản. Đó là lý do chúng ta thường mất tài khoản trực tuyến nếu bị lộ mật khẩu trong các cuộc tấn công mạng hay rò rỉ dữ liệu. Nếu tất cả người dùng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đều có kỹ năng cơ bản, áp dụng biện pháp bảo mật cơ bản, họ có thể bảo vệ tài khoản trước nguy cơ bị xâm nhập và đánh cắp”.
Trở lại sự cố Facebook, ông Trần Quang Hưng đánh giá sẽ có không ít người giật mình vì tưởng rằng bản thân là nạn nhân của một vụ tấn công mạng. Đây là biện pháp tuyên truyền tốt nhất vì chỉ sau một đêm, hàng chục triệu người dùng Facebook Việt Nam cảm giác mình bị hack và tự có ý thức đổi mật khẩu, tạo xác thực hai bước.
Theo các chuyên gia an toàn thông tin, Facebook sập cũng là lúc nhiều người cũng chợt nhận ra đang phụ thuộc quá nhiều vào một nền tảng mạng xã hội nước ngoài và hướng tới tìm ứng dụng khác thay thế, trong đó nền tảng được sử dụng nhiều trong thời gian qua là Zalo. Do đó, để đảm bảo an toàn thông tin, các chuyên gia cũng khuyến cáo có phương án thay thế của nền tảng mạng xã hội của người Việt.