【bxh 2 tây ban nha】Doanh nghiệp thủy sản mở rộng lao động vùng xanh

Thủy sản phải phục hồi trước 15/9 mới hy vọng đạt được mục tiêu xuất khẩu
Lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu
5102-vung-nuoi-tom-cya-ctcp-thyc-phym-sao-ta-fimex-vn-thanh-vien-typ-yoan-pan-nhin-ty-tren-cao
Vùng nuôi tôm của Công ty Thực phẩm Sao Ta - Thành viên của PAN Group. Ảnh: PAN Group

Công ty CP Thực phẩm Sao Ta vừa thông báo tuyển dụng 500 công nhân và hàng chục kỹ sư phục vụ cho các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu. Động thái tuyển dụng công nhân trong thời điểm này cho thấy doanh nghiệp đang “biến nguy thành cơ” nỗ lực duy trì sản xuất, xuất khẩu trong thời điểm khó khăn hiện nay.

Trao đối với chúng tôi, ông Phạm Hoàng Việt, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (FIMEX VN) cho biết, Sóc Trăng phân chia địa phương thành 4 vùng: Vùng xanh là vùng bình thường mới; vùng vàng là rủi ro; vùng cam là vùng rủi ro cao và vùng đỏ là vùng rủi ro rất cao. Chính vì thế, để duy trì sản xuất, ngoài thực hiện 3 tại chỗ, công ty tuyển thêm công nhân nhằm bổ sung nhiều lao động tại vùng xanh trong giai đoạn diễn biến dịch phức tạp hiện nay.

Theo lãnh đạo FIMEX VN, đa phần doanh nghiệp lớn ở Sóc Trăng thuộc ngành chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Mô hình phân vùng an toàn của địa phương đều được các doanh nhân tôm tán thành, tỏ lòng tri ân với quyết đoán của tỉnh đã thấu hiểu và chia sẻ với khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp.

So với thời gian đầu thực thi Chỉ thị 16, hiện nay các doanh nghiệp đã dễ thở hơn trong việc huy động lao động và việc cam kết thực hiện kiểm tra y tế định kỳ người lao động. Các doanh nghiệp đang nỗ lực phục hồi hoạt động từng bước, trong khả năng kiểm soát dịch bệnh không thu nhận lại lao động ồ ạt, sẽ gây nguy cơ cao trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Theo các doanh nghiệp, trong giai đoạn này, sản lượng tôm thành phẩm chỉ đạt khoảng 30% so bình thường, có tác động không nhỏ kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước trong tháng 8 này.

Theo hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Sóc Trăng trong nửa đầu năm đứng đầu cả nước, đặc biệt là lần đầu qua mặt thủ phủ tôm của Cà Mau. Các doanh nghiệp tôm Sóc Trăng chiếm 5 vị trí trong số 10 doanh nghiệp tôm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước. Đó là các doanh nghiệp: Stapimex, FIMEX VN, VN Cleanfood, UTXI và TAIKA.

Theo phân tích của VASEP, hiện nay hầu hết các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu đều buộc phải giảm công suất còn 30-50% để thực hiện “3 tại chỗ” nên nhu cầu mua nguyên liệu giảm. Dự kiến giá tôm sẽ phục hồi sau khi các địa phương kiểm soát tốt được tình hình dịch bệnh.

Tình hình đi lại khó khăn giữa các địa phương, nên hoạt động thả nuôi vụ hai có xu hướng trầm lắng. Dự báo quý 4 năm nay sẽ thiếu nguyên liệu tôm trầm trọng và giá tiêu thụ sẽ tăng khá mạnh, nhất là tôm cỡ lớn.

Theo phản ánh của một số doanh nghiệp chế biến tôm, một số mặt hàng vật tư nuôi tôm, trong đó có tôm giống, thức ăn thủy sản vận chuyển về vùng nuôi tôm gặp khó khăn làm gián đoạn lịch thả giống.

Dù có những trở ngại, song các doanh nghiệp cho rằng, đường đi cho con tôm ĐBSCL vẫn khá rộng, bởi hàng năm việc xuất khẩu tôm của Việt Nam thường tăng mạnh từ giữa quý 3 và sang quý 4. Vấn đề hiện nay là các tỉnh ven biển ĐBSCL có giải pháp mở rộng “vùng xanh an toàn” để tăng diện tích nuôi tôm; tăng thêm các nhà máy sản xuất “3 tại chỗ”; tạo điều kiện thuận lợi trong thu hoạch, mua bán, vận chuyển tôm từ ao nuôi đến nhà máy nhanh hơn, mà vẫn đảm bảo quy định phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, ngành tôm cũng như ngành thủy sản nói chung cần đảm bảo việc tiêm vác xin cho 100% công nhân, chính sách hỗ trợ công nhân thu nhập thấp, hỗ trợ chia sẻ với doanh nghiệp tiền bảo hiểm, công đoàn, lãi suất ngân hàng, tiền điện nước.

Cần cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các địa phương trong công tác kiểm soát và phòng chống dịch bệnh, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo vận chuyển thông suốt để duy trì sản xuất và xuất khẩu.

Có như vậy, các doanh nghiệp mới đẩy mạnh tiêu thụ tôm cho nông dân, từ đó gia tăng chế biến, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu tôm từ 3,8-4 tỷ USD trong năm nay.

Hiện nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu cao do bị thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam trong thời gian giãn cách. Dự báo, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, giá tôm nguyên liệu sẽ phục hồi.

Theo dự báo của một chuyên gia ngành tôm, các nước cung ứng tôm chế biến sâu cũng đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn do Covid -19, như: Thái Lan, Indonesia, nên sắp tới tôm chế biến sâu sẽ tăng giá khá tốt. Để đảm bảo được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tôm trong những tháng tiếp theo, việc đảm bảo ổn định hoạt động nuôi tôm là rất cần thiết, các doanh nghiệp đang cố gắng tận dụng vùng xanh để khắc phục những tồn tại, duy trì sản xuất, xuất khẩu.