Mẹ bị bướu ở miệng,ỗikhổngườiphụnữnổibướuởmiệngsuốtnăsoi kèo trận aston villa còn con trai đôi mắt gần như hết nhìn thấy... Hoàn cảnh của mẹ con bà Ngô Thị Lượm, ở ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, rất cần sự giúp đỡ.
Mẹ con bà Lượm đang rất cần sự chia sẻ của cộng đồng, xã hội.
Phía sau nhà, bà Võ Thị Bé (con dâu thứ năm của bà Lượm) đang lau tay chân cho bà Lượm, thấy có khách đến nhà, bà Bé dìu bà Lượm lên giường nằm nghỉ. Tiếp chuyện cùng chúng tôi, bà Bé cho biết: “Nhà tôi cũng ở gần đây, mấy tháng nay, sáng nào tôi cũng sang lo cơm nước, rồi lau mình, tắm rửa cho má. Giờ sức khỏe của má cũng yếu hơn trước, đi lại phải có người dìu dắt”. Theo lời bà Bé, cách đây vài tháng bà Lượm bị bệnh nặng, kể từ đó, việc đi lại hết sức khó khăn. Với lại, do mục bướu ở miệng của bà Lượm ngày càng lớn nên chuyện ăn uống càng khó khăn hơn. Mỗi ngày, bà Bé đều sang để lo chuyện ăn uống, tắm rửa cho bà Lượm.
Bà Lượm bị nổi bướu ở miệng trên 30 năm nay, do hoàn cảnh khó khăn, với lại lúc đó các con còn nhỏ, nên bà mãi lo làm mà không điều trị đến nơi đến chốn, mục bướu lớn dần. Giờ đây, mục bướu đã che gần hết miệng, lưỡi thụt sâu vào bên trong, việc ăn uống cũng như nói chuyện gặp nhiều khó khăn. Dường như bà Lượm chỉ có thể ăn được những thức ăn mềm hoặc được xay nhuyễn. Từ ngày mục bướu lớn lên, bà Lượm không còn khả năng lao động, bà chỉ quanh quẩn ở nhà. Suốt nhiều năm qua, bà cũng chẳng dám soi gương bởi chính bà cũng e ngại khi nhìn thấy khuôn mặt không trọn vẹn của mình. Thấy có khách đến nhà, bà Lượm gắng gượng ngồi dậy, bà Lượm nói: “Tôi bị như vầy mấy mươi năm rồi, khổ lắm. Bây giờ mục bướu lớn quá, mà sức khỏe của tôi cũng yếu, bác sĩ nói không thể phẫu thuật được, đành chịu chứ biết sao giờ”.
Hiện bà Lượm sống cùng người con trai thứ bảy là ông Võ Văn Dữ và anh Võ Văn Dình (con trai của ông Dữ), tuy nhiên, ông Dữ cũng không được khỏe mạnh. Cách đây 4 năm, mắt ông bị mờ, ông có cảm giác như có áng mây kéo ngang, song vì cảnh nghèo, lo hai bữa cơm hàng ngày còn chưa đủ no nên ông bỏ qua, cố gắng đi làm kiếm tiền. Đến nay, mắt của ông chỉ thấy mờ mờ, nên chẳng thể làm được việc gì. Hướng mắt nhìn xa xăm, ông Dữ cho biết: “Nhà nghèo, không có đất đai sản xuất, tôi không ngại cực khổ đi làm thuê, làm mướn để lo cho cả gia đình. Thậm chí có những đêm thức trắng đi giăng lưới, cắm câu để đổi lấy gạo nấu cơm. Dẫu vất vả, song bù lại, cả nhà no lòng tôi cũng vui lòng. Nào ngờ, giờ đây tôi trở thành gánh nặng cho gia đình”.
Giờ đây cuộc sống của bà Lượm và ông Dữ đều phụ thuộc vào số tiền làm thuê, làm mướn của anh Dình, song thu nhập cũng bấp bênh, bởi công việc chốn làng quê không được thường xuyên. Chia sẻ trước khó khăn của gia đình, Hội Chữ thập đỏ huyện đã vận động hỗ trợ 10 triệu đồng. Ngoài ra, mẹ con bà Lượm cũng được các mạnh thường quân hỗ trợ 31 triệu đồng để cất lại căn nhà, không phải nươm nớp lo sợ mỗi khi trời mưa gió như trước. Mặc dù, giờ đây không phải lo chuyện nhà ở, nhưng để lo cái ăn, cái mặc hàng ngày và chuyện trị bệnh mắt cho ông Dữ là điều không dễ. Bà Lượm cho biết thêm: “Giờ tôi như thế này chẳng còn ao ước gì nữa, chỉ mong mắt thằng bảy được chữa trị để không phải rơi vào cảnh mù lòa”.
Hoàn cảnh của mẹ con bà Lượm rất đáng thương, rất cần vòng tay tương trợ của cộng đồng, xã hội, để vượt qua cơn khốn khó, nhất là việc chữa mắt cho ông Dữ. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Bà Ngô Thị Lượm, ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy. Hoặc Đội công tác xã hội Báo Hậu Giang, đường Võ Văn Kiệt, phường V, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Số điện thoại: 0293.3878769.
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU