Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
TheậpCậnBìnhchơiváncờdàivớichiếndịchchốngthamnhũkeo 0.5o NBC News, kể từ khi nhậm chức gần hai năm trước, ông Tập Cận Bình đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những nhà lãnh đạo uy quyền bậc nhất Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, phần lớn nhờ vào chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ, nhắm tới mọi thành phần trong bộ máy nhà nước. Câu hỏi đặt ra lúc này là: nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh to lớn tích lũy được trong thời gian qua như thế nào.
Giới phân tích chia làm nhiều phe khi thảo luận về vấn đề này. "Chiến dịch chống tham nhũng được thực hiện một cách rùm beng" là "chiêu bài thanh trừng cũ, gợi nhớ về những năm 1950, 1960 với các cuộc bắt bớ, phiên xét xử sơ sài hay những vụ mất tích, tự tử đầy bí ẩn", quan sát viên Trung Quốc lâu năm Anne Stevenson-Yang nhận định. Yang cho biết thêm bà cảm thấy bị xúc phạm khi người ta coi đó như một nỗ lực tuyệt vời của chính quyền.
James McGregor, cựu giám đốc phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc, chủ tịch APCO Worldwide, một cơ quan tư vấn độc lập, lại nghĩ khác. Ông cho rằng chủ tịch Tập phải đối mặt với nhiều thách thức đồng thời đã hy sinh không ít lợi ích để thúc đẩy công cuộc cải cách pháp lý và kinh tế ở Trung Quốc.
"Ông Tập đang cố gắng thay đổi hành vi xã hội. Và ông nhìn nhận đó như một nước đi có ý nghĩa tiên quyết, ảnh hưởng tới sự tồn vong của đảng",NBC News dẫn lời McGregor nhận xét.
Bất chấp mục đích của Chủ tịch Tập là gì đi chăng nữa thì chiến dịch chống tham nhũng thực tế vẫn bao phủ một phạm vi rất rộng lớn. Nó nhắm tới "cả hổ lẫn ruồi", hay nói một cách khác là mọi quan chức lớn nhỏ ở Trung Quốc. Trung bình mỗi tháng có tới 10.000 cán bộ "bị điều tra", theo Xinhua.
Mục tiêu lớn nhất của chiến dịch tính đến thời điểm này là Chu Vĩnh Khang, người mà chỉ vài năm trước vẫn được coi là một trong số những nhân vật quyền lực và đáng sợ nhất Trung Quốc. Với tư cách giám đốc cơ quan an ninh nội bộ Trung Quốc, ủy viên thường trực Bộ Chính trị, Chu có khả năng thao túng một nguồn tiền còn lớn hơn cả ngân sách dành cho quân đội.
Chu hiện bị bắt giữ để điều tra với các cáo buộc "tiết lộ bí mật quốc gia; lợi dụng quyền lực để giúp người thân, tình nhân và bạn bè thu những khoản lợi lớn từ hoạt động kinh doanh, gây tổn thất nặng nề đối với các tài sản của nhà nước; có quan hệ tình cảm với nhiều phụ nữ, trao đổi quyền lực lấy tình dục và tiền".
Chính quyền Bắc Kinh cũng đang nhắm tới một "con hổ lớn" khác. Ngay trước lễ Giáng sinh, cơ quan chống tham nhũng thông báo ông Lệnh Kế Hoạch, cựu cố vấn thân cận của ông Hồ Cẩm Đào, chủ tịch Trung Quốc tiền nhiệm, cũng đang bị điều tra vì nghi ngờ "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng". Đây là cách nói phổ biến nhằm ám chỉ hành vi tham nhũng.
Trước chiến dịch của ông Tập, những nhân vật cấp cao này thường được xem như "bất khả xâm phạm", miễn nhiễm trước pháp luật, theo NBC News.
Chiến dịch chống tham nhũng đi kèm với hàng loạt động thái chi tiêu thắt lưng buộc bụng đã gây ra nhiều tác động gián tiếp tới đời sống xã hội cũng như nền kinh tế Trung Quốc.
Doanh thu của các mặt hàng xa xỉ như vi cá mập hay rượu quý, vốn được giới quan chức ưa thích, đã giảm đáng kể. Theo cuộc khảo sát của Caixin, tạp chí về kinh doanh, có trụ sở tại Bắc Kinh, hai phần ba số cán bộ được hỏi cho biết họ hiện không muốn đưa ra bất kỳ quyết định nào vì "sợ làm sai gì đó". Điều này cho thấy, giới quan chức rõ ràng đã nâng cao cảnh giác hơn.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan giám sát chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc, mới mở hẳn một kênh đặc biệt trên trang chủ để đăng tải những thông tin liên quan đến những quan chức trốn chạy ra nước ngoài hoặc đang che giấu tài sản. Tháng 12 năm ngoái, họ còn phát sóng một chương trình định kỳ gồm bốn phần, phơi bày cuộc sống xa hoa của các quan chức tham nhũng.
Ván cờ dài
Ông Tập khi nhậm chức tuyên bố tham nhũng chính là vấn đề nghiêm trọng nhất mà đảng phải đối mắt. Tuy nhiên, nỗi lo sợ về tình trạng nợ nần của nền kinh tế và nhu cầu cấp thiết buộc phải thay đổi chắc chắn sẽ gây ra những tác động không nhỏ, phần nào định hình bước đi tiếp theo của Chủ tịch Tập.
Trung Quốc đang gắn chặt với lối tư duy tăng cường phát triển kinh tế bất chấp mọi cái giá phải trả, thể hiện ở những khoản đầu tư lãng phí vào những dự án không cần thiết. Xu thế này khiến ngày càng nhiều các khu công nghiệp, thành phố ma mọc lên, đồng thời vô số khu rừng bị đốn hạ.
Một số chuyên gia tin rằng những số liệu về sự tăng trưởng kinh tế hiện tại cùng các chỉ số liên quan khác như mức điện năng tiêu thụ và lượng hàng hóa luân chuyển đang phản ánh một bức tranh ảm đạm của nền kinh tế. Theo ông McGregor, giới lãnh đạo Trung Quốc "biết rõ nền kinh tế hiện tại mong manh hơn rất nhiều so với những gì họ nói với dân chúng".
Các nhà kinh tế đều đồng thuận rằng hạn chế các khoản đầu tư lãng phí, không hiệu quả và gây dựng một nền kinh tế quan tâm hơn tới nhu cầu trong nước là mục tiêu thiết yếu vào lúc này. Nhưng mô hình kinh tế hiện nay lại có mối liên quan chặt chẽ tới tình trạng tham nhũng. Vì thế, việc tạo tiền đề và thúc đẩy những thay đổi là một thách thức không hề nhỏ đối với ông Tập.
Nỗ lực chống tham nhũng của Chủ tịch Tập cũng phải song hành với việc dập tắt những mối bất đồng về ý kiến chính trị cũng như suy nghĩ cho rằng việc loại bỏ luật bất thành văn về quyền miễn bị trừng phạt đối với các quan chức cấp cao là một trò đùa.
McGregor nhận định, với chiến dịch chống tham nhũng, Chủ tịch Tập "đang chơi một ván cờ dài" mà mục tiêu cuối cùng là mang tới sự bền vững và minh bạch về pháp lý cho hệ thống chính quyền. "Tôi đã ở Trung Quốc được 30 năm. Hiện tại chính là giai đoạn thú vị và quan trọng nhất đối với nước này, kể từ khi tôi đặt chân tới đây", ông nhấn mạnh.
Theo VnExpress
Tình hình biển Đông 29/6: Lời tuyên bố bất ngờ của Tập Cận Bình