【kết quả fortuna】Nhiều hạn chế cản đường gạo Việt trong TPP
Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo “Tác động của TPP đối với nông nghiệp và lao động Việt Nam” do Trường Đại học Văn Hiến,ềuhạnchếcảnđườnggạoViệkết quả fortuna Đại học Kinh tế - Luật và Báo Người Lao Động đồng tổ chức tại TP.HCM ngày 28-10.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn chỉ ra 4 cơ hội đối với ngành nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập TPP. Đó là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh hàng nông sản nhờ các ưu đãi về thuế, hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài và cơ hội mục tiêu và động lực đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, song hành với những cơ hội như trên cũng có những thách thức không nhỏ. Ông Tuấn chỉ ra rằng, nền nông nghiệp nước ta phổ biến là sản xuất nhỏ, quy mô hộ gia đình, xuất khẩu nông sản thô. Hiện lĩnh vực nông nghiệp có khoảng 3.500 doanh nghiệp, chiếm 1% tổng số doanh nghiệp cả nước. Hầu hết số này là doanh nghiệp nhỏ, 60% doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng, không thâm nhập được vào hệ thống phân phối chính nên dễ khiến xuất khẩu không bền vững, không chi phối được sản xuất và thị trường.
Bên cạnh đó, việc giảm thuế quan chung cho tất cả các đối tác trong TPP sẽ dẫn đến luồng hàng nhập khẩu nông sản hàng hóa từ các nước thành viên TPP vào Việt Nam cũng sẽ tăng với giá cả cạnh tranh hơn, tạo áp lực cho sản xuất trong nước. Ông Tuấn cũng khẳng định, nông sản Việt Nam cũng sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn về những rào cản phi thuế quan trong tiêu thụ một số mặt hàng nông sản, nếu vẫn duy trì cách quản lý chất lượng sản phẩm như hiện nay.
Riêng với ngành lúa gạo, ông Nguyễn Đình Bích, nguyên Phó trưởng Ban Nghiên cứu Chiến lược phát triển thương mại, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương đã chỉ ra những cơ hội rất lớn khi gia nhập TPP. Cộng đồng TPP rất mạnh về lương thực nói chung, cụ thể là về lúa mỳ và các loại ngũ cốc khác, chủ yếu là ngô, nhưng lại rất hạn chế về lúa gạo. Do vậy, đây chính là thị trường ngách để Việt Nam có thể tận dụng trong thị trường khổng lồ TPP. Ông Bích đánh giá đây chính là “cơ hội vàng cho gạo Việt Nam”.
Tuy nhiên, với thực trạng như hiện nay, nhiều khả năng Việt Nam sẽ chỉ tận dụng được một phần rất nhỏ cơ hội rất hiếm có này. Cụ thể, tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường TPP năm 2014 chỉ đạt 760.000 tấn, trong khi 11 quốc gia này đã nhập khẩu 4,69 triệu tấn, tức là thị trường tiềm năng trong nội khối của gạo Việt Nam vẫn còn tới 3,9 triệu tấn, lớn gấp 5,13 lần khối lượng thực tế đã đạt được. Thế nhưng, cơ hội để gia tăng xuất khẩu gạo vào các thị trường TPP này hiện nay cũng không nhiều.
Ông Bích phân tích, cơ hội lớn nhất hiện chỉ là một phần trong số 422.000 tấn gạo của Malaysia nhập khẩu từ Thái lan (năm 2014) rất có thể sẽ buộc phải “nhượng” lại cho Việt Nam khi mà thuế suất nhập khẩu được cắt giảm do đối thủ cạnh tranh này không phải là thành viên TPP. Tiếp theo đó có thể là một phần trong số 163.000 tấn cũng của Thái Lan xuất khẩu sang Singapore cũng vì lý do tương tự…
Ông Nguyễn Đình Bích nhận định, gạo Việt Nam khó có thể gia tăng mạnh xuất khẩu vào các thị trường khác trong TPP do gạo của Việt Nam vẫn không có thương hiệu, không thuần loại, không kiểm soát được dư lượng hoá chất và không truy xuất được nguồn gốc.
Bên cạnh đó, mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn quá nghèo nàn, không có nhiều loại để lựa chọn, không đáp ứng nhu cầu thị hiếu đa dạng của khách hàng, cho nên cũng không thể tăng mạnh khối lượng xuất khẩu vào những thị trường không chỉ đòi hỏi về an toàn thực phẩm, mà còn đòi hỏi rất cao về nhiều yếu tố khác.