【kết quả istanbulspor】Tìm giải pháp thu hút mạnh mẽ các nguồn lực bên ngoài

Ban kinh te trung uong

Đoàn chủ tọa hội thảo diễn ra ngày 20/12,ìmgiảiphápthuhútmạnhmẽcácnguồnlựcbênngoàkết quả istanbulspor tại TP.HCM.

TS. Bùi Văn Thạch, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương và GS.TS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TPHCM đồng chủ trì Hội thảo. Hội thảo được chia làm hai phiên: phiên thứ nhất với chủ đề “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)” và phiên thứ hai với chủ đề: “Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)”.

Tại Hội thảo các đại biểu đã có nhiều tham luận, ý kiến đóng góp xoay quanh vấn đề thu hút các nguồn lực bên ngoài.

Theo GS.TS Võ Thanh Thu, Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, FDI đóng vai trò hết sức quan trọng đối với Việt Nam, với tỷ trọng đóng góp trong tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam tăng qua các năm, khoảng 13% GDP năm 2000 lên 20% GDP năm 2012. Tuy nhiên, hoạt động của FDI còn bộc lộ nhiều tồn tại, trong đó lớn nhất là có sự mất cân đối trong hoạt động đầu tư, mất cân đối giữa vốn đầu tư đăng ký và vốn thực hiện (vốn thực hiện chiếm khoảng 30% vốn đầu tư, kể cả ở những dự án đã triển khai cả chục năm), mất cân đối trong việc thu hút vốn từ các đối tác đầu tư.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và Trường Quản lý nhà nước Havard Kennedy cho biết, trong những năm 2001 - 2006 khu vực FDI và tư nhân trong nước bắt đầu phát triển mạnh, ngành nông nghiệp cũng hoạt động tốt, nhưng hiện có một số trục trặc trong cả khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và nông nghiệp. FDI hiện tại rất thành công tại Việt Nam và khả năng thời gian tới dòng vốn FDI vào Việt Nam rất cao, với nội lực tái cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam. Vấn đề cốt lõi là làm sao sử dụng dòng vốn FDI cho hiệu quả.

ThS. Nguyễn Anh Ngọc, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM đưa ra các đề xuất để FDI vào TPHCM hiệu quả như: định hướng chiến lược tập trung vào công nghệ cao, hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao; trải thảm đỏ có chọn lọc; chủ trương thực hiện FDI gắn với “vùng thành phố Hồ Chí Minh”, chuẩn bị tốt nhất điều kiện cơ bản cho các nhà đầu tư, đa dạng hóa hình thức kêu gọi đầu tư…

PGS.TS Phạm Thị Bích Nguyệt, Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, thu hút các nguồn lực đầu tư trong nền kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân để phát triển cơ sở hạ tầng là một giải pháp khá tối ưu trong điều kiện kinh tế hiện nay. Mô hình đầu tư công – tư (PPP) chính là lời giải cho bài toán khó về vốn nói trên. PGS.TS Phạm Thị Bích Nguyệt đề xuất, cần bổ sung các quy định của luật pháp Việt Nam theo hướng phù hợp với chuẩn mực luật pháp quốc tế, nhằm giúp khung pháp lý rõ ràng, làm cơ sở cho các cơ quan chức năng trong việc áp dụng PPP, cũng như là cơ sở để giải quyết các tranh chấp nếu có.

TS. Trần Đắc Sinh, Chủ tịch HĐQT Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM đánh giá, sau giai đoạn phát triển nóng của TTCK những năm 2006 - 2007, việc tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK có chững lại. Nếu như giai đoạn trước đây, cơ hội thu lợi nhuận từ sự tăng trưởng nóng của thị trường đã làm những hạn chế, rào cản đối với đầu tư và giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trở nên mờ nhạt khi thị trường điều chỉnh, nhà đầu tư nước ngoài sẽ có sự so sánh về quy mô, điều kiện thị trường và sẽ cân nhắc, đánh giá rủi ro về những vấn đề cấu trúc của thị trường.

TS Trần Đắc Sinh cũng đưa ra những giải pháp thu hút vốn gián tiếp nước ngoài vào TTCK chính là đẩy nhanh việc tái cấu trúc các sở giao dịch chứng khoán; đa dạng hóa các công cụ cho nhà đầu tư giao dịch, đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài; giới hạn sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài...

TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TPHCM cho rằng, vấn đề cần phải làm hiện nay là đánh giá thị trường chứng khoán về phần vốn huy động trực tiếp, để tìm giải pháp khuyến khích phần vốn tăng lên; Cần thu hút vốn nước ngoài vào một số dự án bất động sản trong nước đang khó khăn; có chính sách sớm để minh bạch để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tham gia mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A)...

Kết luận buổi Hội thảo, TS. Bùi Văn Thạch, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những quốc gia có môi trường cạnh tranh FDI cao trên thế giới, với vị thế thứ 11 trong hơn 100 nước. Các ý kiến đóng góp tại hội thảo rất có ý nghĩa, điểm quan trọng là FDI và FPI phải đẩy nhanh cấu trúc ngành kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao tầm giá trị gia tăng của Việt Nam trong tham gia chuỗi giá trị toàn cầu./.

Thúy Nga